Cảm biến áp suất lốp TPMS chính hãng STEELMATE giá tốt, bảo hành 3 năm - steelmatevietnam.com background
logo background
THINK SAFETY, THINK STEELMATE THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
Phân biệt vạch kẻ đường, đè vạch phạt bao nhiêu 2024

Phân biệt vạch kẻ đường, đè vạch phạt bao nhiêu 2024

Vạch kẻ đường là hệ thống đường kẻ được thiết kế trên mặt đường, giúp hỗ trợ và định hướng giao thông cho người lái xe. Có rất nhiều loại vạch kẻ đường khác nhau, mỗi loại sẽ có một ý nghĩa và hiệu lệnh giao thông riêng, khi đứng một mình khi kết hợp với nhau để điều phối các xe di chuyển an toàn.

Vạch kẻ đường là một phần quan trọng của hệ thống đường bộ, giúp đảm bảo an toàn giao thông và tạo sự thông suốt cho phương tiện di chuyển. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về vạch kẻ đường và các quy định liên quan đến việc tuân thủ vạch kẻ đường. Vậy vạch kẻ đường là gì? Có bao nhiêu loại vạch kẻ đường, ý nghĩa của từng loại vạch như thế nào? Cùng STEELMATE tìm hiểu trong bài viết sau...

Thi công vạch kẻ đường
Thi công vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường là gì?

Tương tự như biển báo giao thông, vạch kẻ đường là các vạch kẻ với ký hiệu đặc biệt, kéo dài hoặc ngắn, có nhiệm vụ báo hiệu cho người tham gia giao thông. Được sử dụng độc lập hoặc kết hợp giữa 2 - 3 ký hiệu vạch, đôi khi được dùng với biển báo giao thông. Vạch kẻ đường có nhiệm vụ phân chia các làn đường, giới hạn tốc độ và hướng di chuyển của các phương tiện giao thông. Việc tuân thủ vạch kẻ đường là một yêu cầu cơ bản và bắt buộc tất cả tài xế phải tuân theo khi lưu thông trên đường.

Vạch kẻ đường là gì?
Vạch kẻ đường là gì?

Nếu không tuân thủ vạch kẻ đường, tài xế có thể sẽ bị xử phạt. Theo quy định mới mức phạt sẽ được tăng lên đáng kể. Vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông và tránh các rủi ro pháp lý, tất cả các tài xế nên tuân thủ các quy định liên quan đến vạch kẻ đường khi tham gia giao thông trên đường.

Phân loại, nhận biết ý nghĩa vạch kẻ đường theo quy chuẩn mới nhất

Quy chuẩn mới nhất về vạch kẻ đường được áp dụng tại Việt Nam là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng đường bộ theo QCVN 41:2019/BGTVT. Quy chuẩn này đưa ra phân loại và nhận biết ý nghĩa của các vạch kẻ đường như sau:

Vạch dọc đường

Vạch kẻ đường theo chiều dọc là các đường nét vẽ song song với hướng di chuyển của phương tiện trên đường. Các vạch kẻ đường theo chiều dọc thường được sử dụng để phân chia các làn đường, chỉ định vị trí đỗ xe và hạn chế tốc độ của phương tiện.

Có nhiều loại vạch kẻ đường theo chiều dọc, bao gồm:

- Vạch liền: là các đường nét liền nhau, vẽ song song với hướng di chuyển của phương tiện, được sử dụng để phân chia các làn đường.

- Vạch ngắt: là các đường nét ngắt quãng, vẽ song song với hướng di chuyển của phương tiện, được sử dụng để hạn chế tốc độ của phương tiện.

- Vạch kẻ kép: là hai đường nét liền nhau, vẽ song song với hướng di chuyển của phương tiện, được sử dụng để phân chia các làn đường và hạn chế tốc độ của phương tiện.

Các loại vạch kẻ dọc đường

Các loại vạch kẻ dọc đường

Các vạch kẻ đường theo chiều dọc cùng với các loại vạch kẻ đường khác như vạch kẻ đường theo chiều ngang, vạch phân cách,...được sử dụng để tạo ra một mạng lưới vạch kẻ đường toàn diện giúp điều khiển và quản lý giao thông hiệu quả.

Vạch ngang đường

Vạch kẻ đường ngang là các đường nét vẽ vuông góc với hướng di chuyển của phương tiện trên đường. Các vạch kẻ đường ngang thường được sử dụng để chỉ định vị trí đỗ xe, phân chia các khu vực trên đường và hạn chế tốc độ của phương tiện.

Có nhiều loại vạch kẻ đường ngang, bao gồm:

- Vạch liền ngang: là các đường nét liền nhau vẽ vuông góc với hướng di chuyển của phương tiện, được sử dụng để chỉ định vị trí đỗ xe và phân chia các khu vực trên đường.

- Vạch ngắt ngang: là các đường nét ô hình chữ nhật xếp thẳng hàng thành 1 đường vuông góc với hướng di chuyển của phương tiện, được sử dụng để hạn chế tốc độ của phương tiện và chỉ định vị trí qua đường cho người đi bộ.

- Vạch kẻ ngang đôi: là hai hoặc nhiều đường nét liền nhau vẽ vuông góc với hướng di chuyển của phương tiện, được sử dụng để phân chia các khu vực trên đường và hạn chế tốc độ của phương tiện. Phương tiện đi đến phần đường có vạch kẻ ngang đôi cần phải giảm tốc độ xe.

Vạch kẻ ngang đường

Vạch kẻ ngang đường

Các vạch kẻ đường ngang thường được sơn màu trắng trên đường bê tông nhựa hoặc màu đen trên đường nhựa đường, và có độ rộng và khoảng cách giữa các đường nét được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật của địa phương. Việc sử dụng các loại vạch kẻ đường ngang phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và trật tự trên đường.

Vạch vàng nét đứt

Vạch vàng nét đứt đơn được dùng để phân chia các đoạn đường 2 chiều không có dải phân cách giữa 2 chiều. Khi gặp vạch kẻ đường nét đứt đơn, phương tiện có thể đè vạch để sử dụng làn đường ngược chiều với mục đích vượt xe. Cả 2 chiều của con đường đều có thể đè vạch lấn làn. Hãy cân nhắc tình huống an toàn trước khi quyết định đè vạch.

Vạch vàng nét đứt

Vạch vàng nét đứt

Vạch vàng nét liền

Vạch kẻ đường vàng nét liền đơn được sử dụng ở những đoạn đường 2 chiều, mỗi chiều có từ 2 đến 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa 2 chiều. Khi gặp vạch này các phương tiện không được đè vạch, không được lấn làn vì vạch này được dùng tại những đoạn đường có nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu cao, khuất tầm nhìn khi vượt xe.

Vạch vàng nét liền

Vạch vàng nét liền

Vạch vàng nét liền đôi song song

Tương tự như vạch vàng nét liền đơn, vạch vàng nét liền đôi song song được dùng cho những đoạn đường 2 chiều, mỗi chiều có từ 4 làn đường xe cơ giới trở lên và không có dải phân cách giữa 2 chiều. Ý nghĩa của vạch kẻ này cũng là không cho phép các phương tiện di chuyển lấn làn ngược chiều hay đè vạch. Vì vạch vàng nét liền đôi song song được dùng cho những đoạn đường nguy hiểm, có nguy cơ tai nạn đối đầu, tầm nhìn kém không phù hợp để vượt hoặc đoạn đường đặc biệt.

Vạch vàng nét liền đôi

Vạch vàng nét liền đôi

Nếu vạch vàng nét liền đôi được dùng cho những đoạn đường 2 chiều, mỗi chiều chỉ có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới. Tức là đang cảnh báo mức độ nguy hiểm, nguy cơ tai nạn giao thông cực cao ở đoạn đường này, các phương tiện đi qua phải đặc biệt chú ý.

Vạch vàng một đứt, một liền song song

Vạch vàng một đứt một liền song song là sự kết hợp của ( vạch vàng nét liền + vạch vàng nét đứt). Được sử dụng trên các đoạn đường 2 chiều không có dải phân cách ở giữa 2 chiều, mỗi chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên. 

Khi thấy vạch này sẽ có những quy định như sau:

- Phương tiện đi bên chiều có vạch vàng nét liền sẽ không được đè vạch, sử dụng đường ngược chiều.

- Phương tiện đi bên chiều có vạch vàng nét đứt sẽ được đè vạch, sử dụng đường ngược chiều để vượt xe khi an toàn.

- Loại vạch này được dùng cho đường bị cấm quay đầu xe theo một hướng nhất định để đảm bảo an toàn giao thông.

Vạch vàng một đứt, một liền

Vạch vàng một đứt, một liền

Vạch vàng đứt song song

Loại vạch này thường khá ít gặp, được sử dụng với mục đích xác định ranh giới làn đường phương tiện có thể đổi chiều hướng di chuyển. Xe đổi chiều trên làn đường có vạch vàng đứt song song theo quy định thời gian cụ thể, đèn báo hiệu hoặc theo hướng dẫn của người điều phối giao thông.

Vạch vàng đứt song song

Vạch vàng đứt song song

Vạch trắng nét đứt

Vạch trắng nét đứt được dùng để phân chia các làn đường cùng hướng, mỗi làn sẽ quy định những loại xe riêng. Phương tiện có thể đè vạch chuyển làn cho các tình huống tránh hoạch vượt.

Vạch trắng nét đứt

Vạch trắng nét đứt

Vạch trắng nét liền

Vạch trắng nét liền dùng để phân chia các làn đường cùng hướng di chuyển, mỗi làn sẽ được quy định những loại xe được phép đi trên làn đó. Khi gặp vạch trắng nét liền các phương tiện không được đè vạch, chiếm dụng làn bên cạnh đến khi hết đoạn vạch liền.

Vạch trắng nét liền

Vạch trắng nét liền

Vạch trắng nét liền đôi

Vạch trắng nét liền đôi được sử dụng để chia đoạn đường có 2 chiều xe đi ngược nhau mà không có dải phân cách ở giữa. Vạch trắng nét liền đôi được sử dụng khi mỗi bên đường có từ 4 làn xe lưu thông cùng hướng trở lên, nhằm tạo thêm khoảng cách an toàn giữa 2 xe đi ngược chiều. Các xe khi gặp vạch này không được phép đè vạch, lấn sang làn ngược chiều, do vạch này được áp dụng tại các đoạn đường nguy hiểm, tầm nhìn hạn chế để vượt, nguy cơ tai nạn đối đầu cao.

Vạch trắng nét liền đôi

Vạch trắng nét liền đôi

Vạch trắng hình con thoi

Vạch trắng hình con thoi có ý nghĩa cảnh báo cho chủ phương tiện biết sắp tới phần đường dành cho người đi bộ qua đường. Khi thấy loại vạch kẻ đường này chủ phương tiện phải giảm tốc độ, chú ý quan sát.

Vạch trắng hình con thoi

Vạch trắng hình con thoi

Vạch xương cá chữ V

Vạch xương cá có tên gọi chính xác là vạch Kênh hoá, loại vạch này dùng để giới hạn làn đường phương tiện xe cơ giới không được đi hay dừng đỗ trên các vạch này. Vạch được dùng chủ yếu tại các nút giao thông, ngã rẽ chữ Y nhằm định hướng đường đi an toàn cho xe.

Vạch xương cá chữ V

Vạch xương cá chữ V

Vạch mắt võng tại ngã tư

Theo Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, vạch mắt võng là vạch kẻ đường được sử dụng để báo cho người điều khiển phương tiện không được dừng phương tiện trong phạm vi vạch mắt võng. Vạch này có tác dụng giảm ùn tắc giao thông trong một số trường hợp. 

Trường hợp 1: 
Vạch kẻ mắt võng có hình mũi tên chỉ dẫn hướng đi cho phép. Các phương tiện chỉ được phép đi theo hướng mà mũi tên chỉ dẫn. Ví dụ, nếu mũi tên chỉ hướng rẽ phải, các xe đi tới giao lộ chỉ được rẽ phải, không được đi thẳng.

Nếu xe vượt qua vạch mắt võng nhưng không tuân theo hướng dẫn của mũi tên thì vẫn bị coi là vi phạm, cho dù đèn tín hiệu giao thông có cho phép đi hay không. Ví dụ, tại vạch mắt võng chỉ rẽ phải nhưng xe đi thẳng thì bị coi là không tuân thủ vạch kẻ đường, vi phạm luật giao thông.

Như vậy, khi gặp vạch mắt võng, người tham gia giao thông bắt buộc phải tuân thủ theo hướng dẫn của mũi tên, không được đi ngược lại để đảm bảo an toàn.

Vạch kẻ mắt võng có mũi tên chỉ dẫn

Vạch kẻ mắt võng có mũi tên chỉ dẫn

Trường hợp 2: 
Trong trường hợp vạch kẻ mắt võng không có mũi tên chỉ dẫn, người tham gia giao thông cần tuân thủ theo tín hiệu đèn giao thông để qua vạch kẻ mắt võng.

Vạch kẻ mắt võng không có mũi tên chỉ dẫn

Vạch kẻ mắt võng không có mũi tên chỉ dẫn

Cụ thể, nếu đèn tín hiệu màu xanh, người lái xe được phép đi qua vạch kẻ mắt võng theo hướng đang di chuyển của mình. Trong khi đó, nếu đèn tín hiệu màu đỏ mà phương tiện vẫn dừng lại trên vạch kẻ mắt võng thì đây được xem là hành vi không tuân thủ vạch kẻ đường, vi phạm Luật giao thông.

Như vậy, khi không có mũi tên chỉ dẫn, người lái xe buộc phải chấp hành theo tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn khi qua vạch kẻ mắt võng. Không được dừng lại trên vạch kẻ mắt võng khi đèn đỏ.
 

Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao

Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao là vạch kẻ đường được sơn đặc biệt để chỉ định làn đường dành riêng cho phương tiện giao thông đang di chuyển và chuẩn bị rẽ trái tại một nút giao. Vạch này thường được sơn màu trắng và được đặt ở phía bên trái của các làn đường. Nó giúp tăng tính an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông trong quá trình rẽ trái tại các nút giao. Người lái xe cần phải tuân thủ quy định của vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao và đảm bảo an toàn cho mình và các phương tiện giao thông khác trên đường.

Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao

Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao

Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức

Hầu hết các đoạn đường thường sẽ có 2 đến 3 loại vạch kẻ đường cùng lúc. Nhưng tại các nút giao thông, ngã 4 lớn sẽ có rất nhiều loại vạch kẻ đường khác nhau. Các vạch kẻ đường này sẽ có tác dụng phân chia làn đường, yêu cầu giảm tốc độ và kết hợp với đèn tín hiệu giao thông. Đảm bảo an toàn cho những xe chuyển hướng ở các nút giao thông an toàn.

Tại nút giao thông có thể kết hợp rất nhiều loại vạch kẻ đường khác nhau và có sự thay đổi nhanh chóng. Vì vậy chủ phương tiện khi lái xe đến các nút giao thông, cần phải hết sức chú ý tới vạch kẻ đường, biển báo và đèn tín hiệu, để đảm bảo an toàn và không vi phạm luật.

Các vạch phân làn tại ngã tư

Các vạch phân làn tại ngã tư

Kích thước vạch kẻ đường

Theo quy chuẩn kỹ thuật, kích thước của vạch kẻ đường sẽ phụ thuộc vào loại đường và tốc độ xe chạy trên đường đó. Dưới đây là một số kích thước thường được sử dụng tại Việt Nam:

Nhóm vạch chia tim đường 2 chiều

Vạch kẻ tim đường nét liền đơn:

- Rộng 15cm;

- Chiều dài được tính theo đoạn đường hoặc được quy định riêng cho từng trường hợp.

Vạch kẻ tim đường nét đứt đơn:

- Rộng 15cm;

- Dài từ 1 đến 3m;

- Khoảng cách giữa các đoạn là 2 đến 6m.

Vạch kẻ Tim đường đôi ( 1 bên nét đứt, 1 bên nét liền):

- Đây là vạch được kết hợp bở 2 vạch nêu trên;

- Kích thước của từng vạch không thay đổi khi kết hợp;

- Khoảng cách giữa 2 vạch song song là 15 đến 20cm.

Vạch kẻ tim đường đôi nét liền:

- Mỗi vạch rộng 15cm;

- Khoảng cách giữa 2 vạch song song từ 15 đến 50cm;

- Chiều dài kéo dài theo đoạn đường hoặc theo quy định riêng trên đoạn đường đó.

Vạch xác định ranh giới mỗi làn, cho phép quay đầu xe:

- Rộng 15cm;

- Khoảng cách giữa 2 vạch từ 15 đến 20cm;

- Đoạn liền từ 1 đến 2m;

- Khoảng cách giữa các đoạn từ 3 đến 6m.

Nhóm vạch chia làn xe chạy cùng hướng

Vạch chia làn nét đứt đơn:

- Rộng 15cm;

- Dài từ 1 đến 3m;

- Khoảng cách đoạn từ 3 đến 6m.

Vạch chia làn nét liền đơn:

- Rộng 15cm;

- Dài theo đoạn đường đến ngã 3, ngã 4 hoặc dừng lại tại vị trí theo quy đụng trên đoạn đường đó.

Vạch giới hạn làn đường xe ưu tiên sẽ có 2 dạng vạch đứt hoặc liền: Cả 2 có chiều rộng là 30cm

Nhóm vạch mép đường

Dùng để giới hạn phần đường xe chạy.

Vạch đơn, nét liền:

- Rộng từ 15 đến 20cm;

- Kéo dài theo đoạn đường

Vạch đơn, nét đứt:

- Rộng từ 15 – 20cm;

- Dài 0,6m;

- Khoảng cách các vạch dài 0,6 m.

Phân biệt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và lỗi đi sai làn đường

Trong giao thông đường bộ, có hai loại lỗi thường xảy ra liên quan đến vạch kẻ đường và làn đường, đó là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và lỗi đi sai làn đường. Những lối này chúng ta thường rất dễ mắc phải nếu không chú ý, đặc biệt là tại các nút giao thông, khi các loại vạch được kết hợp khiến chúng ta lúng túng. Vì vậy việc phân biệt vạch kẻ đường và làn đường và rất cần thiết với mỗi người lái xe. Nhiều bác tài còn rất thắc mắc khi vi phạm 2 lỗi này bị phạt như thế nào, có bị giữ bằng lái xe hay không.... Dưới đây sẽ là cách phân biệt hai lỗi liên quan đến vạch kẻ đường và làn xe rõ nhất.

Làn đường là gì? Thế nào là đi sai làn đường?

Để không bị đi sai làn đường, trước tiên cần phải biết cách phân biệt các làn đường như thế nào, quy định về làn đường ra sao để có những kế hoạch di chuyển tốt nhất.

Làn đường là gì?

Làn đường là phân chia đường thành các làn rộng hẹp, có chiều dài từ điểm xuất phát đến điểm đích của các phương tiện tham gia giao thông. Nó giúp các phương tiện di chuyển trên đường một cách an toàn và có trật tự hơn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông và tăng khả năng điều khiển và kiểm soát phương tiện của người lái xe. Số lượng làn đường được phân chia trên một tuyến đường phụ thuộc vào mật độ giao thông và quy định của pháp luật. Trên mỗi làn đường được chia, sẽ quy định các loại xe khác nhau được chạy trên làn đường đó như làn ô tô tải hoặc lớn, làn xe con, làn xe máy…

Các làn đường và loại xe tương ứng

Các làn đường và loại xe tương ứng

Đi sai làn đường

Đi sai làn đường là khi một phương tiện di chuyển trên một làn đường đã được phân chia, nhưng xe không đi đúng trên làn đường của mình và xâm phạm sang làn đường khác. Không phù hợp với đúng với chỉ dẫn của các biển báo, đường kẻ vạch….. 

Đi sai làn đường là một hành vi vi phạm luật giao thông và có thể gây nguy hiểm cho người lái xe, hành khách và người tham gia giao thông khác. Việc đi sai làn đường có thể gây tai nạn giao thông và có thể bị xử phạt bởi cơ quan chức năng.

Lỗi đi sai làn đường

Lỗi đi sai làn đường

Lỗi đi sai vạch kẻ đường là gì?

Lỗi đi sai vạch kẻ đường là hành vi của người lái xe vi phạm quy định về việc di chuyển trên đường. Lỗi này xảy ra khi người lái xe không tuân thủ đúng làn đường được quy định bởi các vạch kẻ đường, bao gồm vạch phân cách làn đường và vạch kẻ đường liền, gây ra nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Cụ thể, khi lái xe đi sai vạch kẻ đường, người lái xe sẽ có thể xâm phạm vào làn đường của các phương tiện khác, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Ngoài ra, lỗi đi sai vạch kẻ đường cũng có thể gây ra tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến sự di chuyển của các phương tiện trên đường.

Lỗi đi sai vạch kẻ đường

Lỗi đi sai vạch kẻ đường

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, lỗi đi sai vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền và/hoặc tước giấy phép lái xe với mức phạt tương ứng tùy thuộc vào mức độ vi phạm và tình huống cụ thể. Mức phạt có thể từ 200.000 đến 3.000.000 đồng và/hoặc tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Mức phạt mới 2024 nếu không chấp hành vạch kẻ đường, làn đường

Mức phạt lỗi đi xe sai làn đường

Các loại xe ô tô

Đi sai làn đường không gây tai nạn

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

Đi sai làn đường gây tai nạn

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Xe mô tô, xe gắn máy, xe điện

Đi sai làn đường không gây tai nạn

- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.

Đi sai làn đường gây tai nạn

- Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Đi sai làn đường không gây tai nạn

- Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.

- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

Đi sai làn đường gây tai nạn

- Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Xe đạp và xe đạp điện

Đi sai làn đường không gây tai nạn

- Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.

Mức phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường đối với xe ô tô

Điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ( sửa đổi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với xe ô tô không chấp hành vạch kẻ đường.

Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường đối với xe máy

Điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với xe máy không chấp hành vạch kẻ đường.

Hiệu lực của vạch kẻ đường

Hiệu lực của vạch kẻ đường được quy định tại Điều 55 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT như sau:

- Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải tuân theo chỉ dẫn và chức năng của vạch kẻ đường. 

- Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì các phương tiện tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định.

Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông

1. Hiệu lệnh người điều khiển giao thông

2. Hiệu lệnh đèn tín hiệu

3. Hiệu lệnh biển báo

4. Hiệu lệnh vạch kẻ đường

Có thể thấy hiệu lệnh của vạch kẻ đường là thấp nhất trong số 4 hiệu lệnh. Theo đó trong một số trường hợp chủ phương tiện vẫn có thể tuân theo hiệu lệnh của biển báo, đèn giao thông hay người điều phối mà làm khác so với ý nghĩa của vạch kẻ đường.

Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông

Thứ tự ưu tiên của hiệu lệnh giao thông

Trên đây là những thông tin hữu ích về vạch kẻ đường tại Việt Nam, những quy định về vạch kẻ đường này cũng được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hãy luôn chú ý quan sát và tuân thủ đúng quy định giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Có bắt buộc CSGT chứng minh bằng hình ảnh khi phạt lỗi đè lên vạch kẻ đường?

CSGT có thể xử phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi phát hiện trực tiếp bằng mắt thường. Trong trường hợp người vi phạm yêu cầu xem bằng chứng hình ảnh, nếu CSGT đã ghi hình được hành vi vi phạm thì phải cho xem tại chỗ.

CSGT có bắt buộc phải chứng minh vi phạm?

CSGT có bắt buộc phải chứng minh vi phạm?

Nếu không thể cung cấp ngay hình ảnh, CSGT sẽ lập biên bản tạm thời, ghi rõ lý do chưa cung cấp được bằng chứng và hẹn người vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền để xem hình ảnh sau đó.

Khi đến cơ quan chức năng, người vi phạm sẽ được cung cấp hình ảnh rõ ràng về lỗi vi phạm của mình. Sau khi xem xét hình ảnh, cơ quan mới ra quyết định xử phạt chính thức.

>>> Có thể bạn muốn xem: Những vụ kẹt xe lớn nhất thế giới

Cảm ơn bạn đọc!

STEELMATEVIETNAM.COM

MAYBE YOU’RE INTERESTED

some comment

  • Thanh Phong

    Thanh Phong

    một năm trước

    Hay đi chơi xa nên mua bơm mini về phòng hờ. Tới lúc dùng vượt ngoài mong đợi, rất hài lòng với sản phẩm

  • Nguyễn Hùng

    Nguyễn Hùng

    một năm trước

    Lắp sử dụng 5 tháng rồi, cảm biến nhạy thông báo rất đúng lúc, cảm ơn shop

  • Minh Thái

    Minh Thái

    một năm trước

    Mình dùng thấy báo rất chính xác còn độ bền để xem theo thời gian thế nào

  • Lê Trường

    Lê Trường

    một năm trước

    Cảm biến áp suất lốp làm việc rất hiệu quả, hiển thị thông tin chính đúng, rất hài lòng!