Cảm biến áp suất lốp TPMS chính hãng STEELMATE giá tốt, bảo hành 3 năm - steelmatevietnam.com background
logo background
THINK SAFETY, THINK STEELMATE THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS được viết tắt của từ Anti-Lock Brake System, giúp bánh xe không bị bó cứng trong những tình huống khẩn cấp cần giảm tốc độ,...

Hiện nay, hầu hết các xe ô tô đời mới đều được trang bị hệ thống ABS giúp người lái di chuyển và xử lý các tình huống khẩn cấp an toàn và hiệu quả hơn. Vậy hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào và hoạt động ra sao? Mời các bạn cùng STEELMATE VIỆT NAM tìm hiểu những nội dung trong bài viết sau.

Tìm hiểu hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS được viết tắt của từ Anti-Lock Brake System là một hệ thống an toàn trên xe ô tô. ABS là hệ thống phanh điều khiển điện tử giúp bánh xe không bị bó cứng trong những tình huống khẩn cấp cần giảm tốc độ. Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng trượt bánh và giúp người lái điều khiển hướng lái dễ dàng hơn. Đảm bảo sự ổn định của thân xe một cách tối ưu nhất.

abs-la-he-thong-phanh-dien-tu

ABS là hệ thống phanh điều khiển điện tử

Đối với những xe ô tô đời mới không được trang bị hệ thống phanh ABS rất dễ xảy ra hiện tượng trượt bánh do độ bám của các bánh thấp hơn mức cho phép, lực truyền đến các bánh không giúp xe tiến lên mà ngược lại làm mất kiểm soát.
Chính vì những ưu điểm này mà hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã trở nên phổ biến kể từ khi được ra mắt trên thị trường vào năm 1970. Góp phần làm giảm đáng kể số vụ tai nạn xe ô tô xảy ra trên toàn thế giới.

Cấu tạo hệ thống phanh ABS ô tô

Sau đây là cấu tạo của hệ thống chống bó cứng phanh ABS ô tô cơ bản nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ:

Cảm biến tốc độ

Dùng để xác định gia tốc hoặc giảm tốc của các bánh xe. Cảm biến tốc độ sử dụng cảm biến hiệu ứng Hall, nam châm hoặc bánh răng, cuộn dây điện từ và tạo tín hiệu. Dao động trong từ trường xung quanh bánh xe tạo ra điện áp cảm biến. Vì điện áp là kết quả của quá trình quay bánh xe nên cảm biến này có thể không chính xác nếu xe đang di chuyển chậm.

cam-bien-toc-do-su-dung-cam-bien-hieu-ung-hall

Cảm biến tốc độ sử dụng cảm biến hiệu ứng Hall

Van

Van: Hệ thống van trên ABS có 3 vị trí, trong đó có 1 vị trí do hệ thống ABS điều chỉnh. Nếu hỏng 1 van, hệ thống sẽ không thể điều chỉnh van và kiểm soát áp suất cung cấp cho hệ thống phanh.
Van mở: Áp suất  được tạo ra từ ​​xi lanh sẽ được truyền trực tiếp qua phanh nhanh chóng.
Van chặn dòng: Cách ly phanh khỏi xi lanh chính để ngăn áp suất tích tụ thêm khi người lái nhấn mạnh vào phanh.
Van giải phóng: Sẽ giải phóng một số lực được tạo ra từ phanh.

>>> Xem thêm bài viết gần đây: Dây an toàn ô tô loại nào tốt? Cách xử lý đai bị kẹt

Máy bơm

Máy bơm có chức năng phục hồi áp suất phanh thủy lực sau khi nhả van. Bộ điều khiển sẽ điều chỉnh trạng thái bơm để cung cấp áp suất mong muốn đồng thời giảm trượt. Hệ thống này giúp xe ô tô chạy êm mượt hơn và không xảy ra hiện tượng bó cứng phanh.

Bộ điều khiển

Bộ điều khiển này có đơn vị là ECU có nhiệm vụ nhận thông tin từ cảm biến tốc độ từng bánh xe. Khi bánh xe mất lực kéo, tín hiệu sẽ được gửi đến bộ điều khiển một cách nhanh chóng. Từ đó, bộ điều khiển sẽ tự động giới hạn lực phanh đồng thời kích hoạt hệ thống ABS ngay tức khắc.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS có cơ chế hoạt động dựa trên cảm biến tốc độ của bánh xe, sau đó được gửi đến ECU (bộ điều khiển điện tử tức là bộ xử lý và điều khiển điện tử trung tâm).
Khi ECU phát hiện tốc độ của một hoặc nhiều bánh xe thấp hơn giá trị quy định thông qua các van và bơm thủy lực, hệ thống phanh sẽ tự động giảm áp suất lên đĩa phanh để ngăn bánh xe bị bó cứng. Hệ thống ABS nhấn-nhả các kẹp trên phanh đĩa 15 lần/giây chứ không phải đồng loạt gây chết bánh (thường gặp trên xe không trang bị phanh ABS).

he-thong-chong-bo-cung-phanh-abs-co-co-che-hoat-dong-don-gian

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS có cơ chế hoạt động đơn giản

Sau đó, hệ thống điều khiển vi tính hóa sẽ dựa vào các thông số cảm biến tốc độ và thao tác của người lái để cung cấp lực phanh tối ưu tới các bánh xe. Đảm bảo sự ổn định của thân xe và kiểm soát quỹ đạo của xe một cách hiệu quả.
Ngược lại, nếu một hoặc nhiều bánh xe quay quá nhanh trong quá trình di chuyển thì hệ thống phanh sẽ tự động tác dụng lực trở lại để đảm bảo quá trình hãm phanh. Có thể nói hệ thống phanh ABS đóng vai trò vô cùng quan trọng trên ô tô bởi nó đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi di chuyển. Hiện nay, hầu hết xe ô tô đời mới hay SUV đều được trang bị phanh ABS. Tuy nhiên khi chọn mua những loại phanh này thì các bạn nên tìm hiểu kỹ xem đó là ABS bản tiêu chuẩn hay bản fake nhé để sở hữu một sản phẩm tốt nhất nhé.
Lời kết
Nói chung, một chiếc xe ô tô có thêm hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ giúp đảm bảo an toàn tốt hơn. Vì vậy, đối với những mẫu xe đời cũ hoặc xe không có phanh ABS cũng không quá nguy hiểm, chỉ cần người lái đủ bình tĩnh,có khả năng xử lý tình huống và chấp hành giao thông tốt thì vẫn đảm bảo di chuyển an toàn.

Cảm ơn bạn đọc!

STEELMATEVIETNAM.COM

MAYBE YOU’RE INTERESTED

some comment

  • Tùng Dulcie

    Tùng Dulcie

    một năm trước

    4 bánh đều bằng kg nhau, mòn đều, chạy ngon á

  • Bùi Đông Phương

    Bùi Đông Phương

    một năm trước

    Mình lắp cảm biến lùi, áp suất, cảm biến vượt để giữ an toàn cho gia đình. Sản phẩm làm việc rất tốt, cam ơn steelmate rất nhiều

  • W.James

    W.James

    một năm trước

    Thanks CC, i tried to install this system for over an hour

  • Hiền Triết

    Hiền Triết

    7 tháng trước

    Tư vấn nhiệt tình