- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
Mục lục
- Dầu nhớt là gì?
- Những tác hại khi không thay nhớt định kỳ cho ô tô, xe máy
- Thời gian nên thay nhớt cho xe ô tô, xe máy
- Nguyên nhân nhớt bị cũ phải thay mới
- Thay nhớt theo khuyến nghị thay nhớt từ nhà sản xuất
- Theo số km đã đi
- Thay nhớt theo tần suất hoạt động của xe
- Theo cảm giác lái
- Thay nhớt khi đèn báo nhớt sáng
- Hướng dẫn chọn loại nhớt ô tô, xe máy phù hợp
- Hướng dẫn thay nhớt xe ô tô
- Bước 1: Xả nhớt động cơ ô tô
- Bước 2: Hứng nhớt xả cũ
- Bước 3: Tháo lọc nhớt cũ
- Bước 4: Thay lọc nhớt mới cho ô tô
- Bước 5: Thay nhớt cho động cơ ô tô
- Bước 6: Khởi động xe và xét lại thời gian báo thay nhớt
- Hướng dẫn thay nhớt xe máy
Dầu nhớt xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hiện đại đặc biệt trong ngành xe. Các máy móc cơ khí trong xe có các chi tiết làm bằng kim loại, nếu muốn hoạt động tốt đều cần phải có dầu nhớt để bôi trơn làm giảm ma sát. Tuy nhiên dầu nhớt cũng có thời gian nhất định và cần được thay nhớt định kỳ cho ô tô, xe máy. Trong bài viết dưới đâu STEELMATE Việt Nam sẽ chia sẻ với bạn làm sao để biết hạn sử dụng để thay nhớt cho xe và lựa chọn nhớt cho xe như thế nào chuẩn nhất.
Xác định thời gian thay nhớt định kỳ cho ô tô, xe máy chuẩn
Dầu nhớt là gì?
Tìm hiểu thêm dầu nhớt là một sản phẩm được chế luyện từ dầu mỏ thô ( Dầu khoáng), có màu đen, nâu hoặc màu lục kết hợp với các chất phụ gia như: Chất chống gỉ, chất giảm tạo bọt, chất chống hao mòn để tăng thêm tính năng bảo vệ chi tiết máy cơ khí tốt hơn. Trung bình nhiệt độ sôi của dầu trung bình trong khoảng 350°C.
Tác dụng của dầu nhớt
1. Bôi trơn máy
Tác dụng của dầu nhớt là bôi trơn các bề mặt có chuyển động trượt giữa các chi tiết của máy trong cơ khí, giảm ma sát. Từ đó làm giảm tổn thất do hoạt động ma sát gây ra.
Tác dụng của dầu nhớt bôi trơn cho chi tiết máy
Dầu nhớt hoạt động bằng cách bám vào các chi tiết trên máy, tạo ra một lớp màng mỏng, chuyển lực ma sát từ trực tiếp giữa các chi tiết máy, sang thành gián tiếp thông qua lớp màng mỏng của dầu. Ma sát gián tiếp sẽ có lực ma sát thấp hơn và độ hao mòn thấp hơn rất nhiều.
Đây là tính năng chính của dầu nhớt, giúp máy vận hành trơn tru. Để xe luôn chạy mượt nhất, bạn cần phải thay nhớt định kỳ cho xe liên tục.
2. Chống ăn mòn kim loại
Cụ thể dầu nhớt sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ để chống ăn mòn kim loại khỏi các chất gây hại, làm giảm tuổi thọ động cơ. Dầu nhớt sẽ bị giảm bớt tính bôi trơn trong quá trình sử dụng dẫn đến giảm khả năng bảo vệ động cơ, việc theo dõi thời gian hoạt động và thay nhớt xe đúng lúc sẽ bảo vệ xe tốt hơn.
Các chi tiết máy bị rỉ sét khi không có dầu nhớt
Tạp chất từ việc đốt cháy nguyên liệu gây ra sẽ đóng thành cặn, sinh ra các chất ăn mòn làm hư hại tới chi tiết máy. Và axit trong quá trình oxy hóa của dầu làm ăn mòn kim loại.
Chi tiết máy được làm từ kim loại, nên rất dễ bị ăn mòn bởi hơi nước có trong không khí. Tất nhiên khi khởi động xe, hơi nước sẽ được đẩy ra bằng ống xả. Nhưng trong quá trình máy nghỉ, hơi nước cũng làm rỉ sét máy.
3. Làm mát máy
Có thể bạn chưa biết nước làm mát chỉ giải nhiệt 60% nhiệt độ máy và làm mát cho bên ngoài, còn bên trong động cơ không được làm mát. Nguyên nhân sinh ra nhiệt bên trong máy là do ma sát giữa các chi tiết máy và quá trình động cơ đốt cháy nhiên liệu sinh ra nhiệt lớn.
Dầu nhớt hỗ trợ làm mát động cơ khi vận hành
Dầu nhớt làm mát bằng quá trình di chuyển liên tục bên trong máy. Nhớt sẽ chảy qua các bề mặt ma sát và mang theo nhiệt từ đó đi. Tính năng này đòi hỏi dầu nhớt phải có khả năng chịu nhiệt cao, không bị biến chất tác dụng của oxy trong không khí do nhiệt độ cao.
4. Làm kín máy
Ở một số động cơ ô tô, vị trí piston, bơm thủy lực làm việc ở áp suất cao, đòi hỏi độ kín phải tốt. Dầu nhớt giúp tạo màng lấp đầy các khe hở, đảm bảo quá trình làm việc bình thường cho máy.
5. Làm sạch máy
Tương tự với chống mòn kim loại, trong quá trình vận hành ma sát và quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo ra rất nhiều cặn và chất thải đóng lại bên trong máy. Dầu nhớt chảy qua các bề mặt trong quá trình hoạt động, cuốn trôi các chất bẩn trên bề mặt đảm bảo các chi tiết luôn sạch sẽ và làm việc trơn tru.
Nhớt động cơ bị biến chất
Bạn có thể thấy tác dụng của tính năng này khi thay nhớt. Nhớt bị chuyển sang màu đen một phần do các chất bẩn trong máy được nhớt cuốn theo. nếu để nhớt bẩn quá lâu trong máy sẽ gây tác dụng ngược đối với máy. Vì vậy hãy thay nhớt đúng định kỳ để bảo vệ máy xe.
Những thành phần của dầu nhớt
Chúng ta thường không quan tâm đến các thành phần trong dầu nhớt mà chỉ sử dụng nó. Nhưng bạn có biết dầu nhớt được làm từ những gì và chất lượng của nó phụ thuộc vào yếu tố nào không?
Dầu nhớt là sự kết hợp của dầu gốc và các chất phụ gia. Dầu gốc chiếm phần lớn (từ 70-90%) trong dầu nhớt, còn lại là các chất phụ gia.
Dầu gốc có thể được phân loại thành 3 loại chính, đó là:
1. Dầu gốc khoáng
Dầu gốc khoáng được lấy từ dầu thô qua quá trình chưng cất, có giá thành rẻ.
Dầu gốc khoáng
2. Dầu gốc tổng hợp (fully synthetic)
Dầu gốc tổng hợp được tạo ra từ việc biến đổi (bằng cách xử lý hóa học, vật lý) các nguyên tố của hydrocarbon từ dầu thô hoặc các nguyên liệu khác.
Ưu điểm:
- Có độ bền nhiệt cao;
- Thời gian sử dụng lâu;
- Tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ động cơ tốt hơn nhưng giá thành cao.
Các loại dầu gốc tổng hợp
3. Dầu gốc bán tổng hợp (semi synthetic)
Dầu gốc bán tổng hợp là sự pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu gốc tổng hợp (chiếm khoảng 10%), có giá thành vừa phải cho chất lượng khá tốt. Các chất phụ gia trong dầu nhớt thường chiếm khoảng 10-30% trong dầu nhớt.
Dầu gốc bán tổng hợp Protech
Các chất phụ gia chủ yếu bao gồm:
1. Phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt
Là các Polymer (chỉ có trong các loại dầu nhớt nhiều cấp) giúp cho dầu nhớt có thể hoạt động ở nhiều nhiệt độ khác nhau.
Chất phụ gia cải thiện độ nhớt
2. Phụ gia chống oxy hóa
Giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, tránh hiện tượng bị cháy vòng găng, làm mòn chi tiết và tạo cặn…
Phụ gia chống oxy hóa động cơ trong dầu nhớt
3. Phụ gia chống mài mòn
Giúp tăng độ bám dính của dầu nhớt trên bề mặt kim loại để giảm ma sát trong quá trình hoạt động của động cơ.
Phụ gia chống mài mòn
4. Phụ gia tẩy rửa
Giúp loại bỏ các cặn không tan trong dầu, cặn sạn, cacbon và các hợp chất chì trong các bộ phận của động cơ.
Phụ gia tẩy rửa cặn không tan trong xăng dầu
5. Phụ gia phân tán
Giúp ngăn ngừa và làm giảm quá trình tạo cặn và lắng đọng ở nhiệt độ thấp.
6. Phụ gia ức chế ăn mòn
Giúp làm giảm việc tạo ra các peroxit hữu cơ, axit và các chất oxy hóa khác làm suy giảm chất lượng của dầu nhớt.
7. Phụ gia giảm ma sát
Giúp tăng độ bền của màng dầu, giữ cho các bề mặt kim loại không tiếp xúc với nhau, ngăn không cho lớp dầu bị hư hại khi có áp lực lớn hoặc nhiệt độ cao.
Chất phụ gia giúp giảm ma sát động cơ
8. Phụ gia ức chế gỉ
Giúp chống gỉ khi động cơ không hoạt động trong thời gian dài.
Chất phụ gia ức chế gỉ
9. Phụ gia hạ điểm đông đặc
Giúp giảm nhiệt độ đông đặc của dầu nhớt khi ở nhiệt độ thấp để dầu nhớt có thể lưu chuyển tốt hơn.
Phụ gia hạ giúp điểm đông đặc
10. Phụ gia ức chế tạo bọt
Giúp ngăn chặn sự tạo bọt do không khí trộn vào dầu nhớt, làm ảnh hưởng đến khả năng bôi trơn, làm tăng quá trình oxy hóa của dầu nhớt, ngăn cản sự lưu thông của dầu nhớt gây ra hiện tượng bôi trơn không đủ.
Bảng biểu diễn thành phần của dầu gốc
Dưới đây sẽ là bảng biểu diễn chi tiết các thành phần của dầu gốc cho bạn đọc!
Bảng thành phần dầu gốc
Các tiêu chuẩn của dầu nhớt bạn nên biết
Các tiêu chuẩn dầu nhớt
Bạn muốn biết về các tiêu chuẩn cơ bản của dầu nhớt, bao gồm 3 tiêu chuẩn chính: API, JASO và ACEA, cũng như độ nhớt SAE. Dưới đây là một số thông tin về các tiêu chuẩn này:
- API là viết tắt của American Petroleum Institute, một hiệp hội dầu khí của Hoa Kỳ. API phân loại dầu nhớt theo cấp độ hiệu năng cho động cơ xăng và diesel. Cấp độ hiệu năng càng cao thì chữ cái cuối cùng càng gần với Z.
Ví dụ: API SN cho động cơ xăng và API CK cho động cơ diesel là cấp độ cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, chất lượng dầu nhớt không chỉ phụ thuộc vào API mà còn phụ thuộc vào chất lượng của dầu gốc, có thể là dầu gốc khoáng, dầu gốc tổng hợp hoặc dầu gốc bán tổng hợp.
Tiêu chuẩn API
- JASO là viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization, một tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. JASO phân loại dầu nhớt theo loại xe và tính năng của dầu nhớt. Ví dụ: JASO MA cho xe số 4 thì, JASO MB cho xe ga 4 thì và JASO FC cho xe 2 thì.
Tiêu chuẩn JASO
- ACEA là viết tắt của Association of European Automobile Manufacturers, một hiệp hội các nhà sản xuất ôtô của Châu u. ACEA phân loại dầu nhớt theo các yêu cầu kỹ thuật của các nhà sản xuất ôtô Châu u. ACEA có các ký hiệu A/B/C cho động cơ xăng và E/F/G cho động cơ diesel, kèm theo một số thể hiện cấp độ hiệu năng. Ví dụ: ACEA A3/B4-16 cho động cơ xăng và ACEA E9-16 cho động cơ diesel.
Tiêu chuẩn dầu nhớt ACEA
- SAE là viết tắt của Society of Automotive Engineers, một hiệp hội kỹ sư tự động hóa. SAE xác định độ nhớt của dầu nhớt ở các nhiệt độ khác nhau. Dầu nhớt có thể là dầu đơn cấp hoặc dầu đa cấp.
Tiêu chuẩn dầu nhớt SAE
Dầu đơn cấp chỉ có một số SAE, ví dụ SAE 40 hoặc SAE 50. Dầu đa cấp có hai số SAE, ví dụ SAE 10W-30 hoặc SAE 15W-40. Chữ W là viết tắt của Winter, chỉ khả năng khởi động khi trời lạnh. Số trước W chỉ nhiệt độ âm mà dầu nhớt có thể khởi động tốt, số sau W chỉ độ nhớt ở nhiệt độ cao.
Những tác hại khi không thay nhớt định kỳ cho ô tô, xe máy
Với những công dụng mà dầu nhớt đem lại, bạn có thể thấy tầm quan trọng của nhớt với sự vận hành của một chiếc xe. Nếu không thay nhớt cho xe đúng, hậu quả sẽ rất khó để sửa chữ, hoặc sẽ mất một khoản chi phí sửa chữa lớn.
1. Mòn động cơ
Động cơ ô tô và xe máy được tạo nên từ nhiều chi tiết kim loại. Nếu không có nhớt, trong quá trình vận hành chúng sẽ cọ xát, va chạm sinh ra ma sát làm mài mòn động cơ.
Động cơ bị hao mòn khi không có nhớt
2. Bị kẹt máy
Nhớt để lâu sẽ bị mất chất, giảm khả năng bôi trơn và làm mát cho máy. Trong quá trình vận hành, các bề mặt ma sát sinh ra nhiệt làm hư hại cấu tạo kim loại. Mất khả năng bôi trơn làm cho piston và xilanh bị giãn nhiệt có thể bị kẹt máy không thể chuyển động.
Xe bị kẹt piston do không có nhớt bôi trơn
Khi nhớt bị cũ, máy vận hành khó khăn hơn do không được bôi trơn đều, tốn nhiều nhiên liệu để vận hành. Đồng thời ẩn chứa nguy cơ hỏng, nổ máy bất kỳ lúc nào. Thay nhớt định kỳ cho ô tô, xe máy đúng thời điểm sẽ giúp đảm bảo động cơ được bảo vệ liên tục, hoạt động trơn tru và an toàn hơn cho chủ xe.
Thời gian nên thay nhớt cho xe ô tô, xe máy
Để chọn đúng thời gian nên thay nhớt xe ô tô, xe máy có nhiều cách, bạn có thể tham khảo để áp dụng bảo vệ cho động cơ trên xe của mình luôn bốc nhất và bền bỉ theo thời gian.
Nguyên nhân nhớt bị cũ cần phải thay mới là do quá trình bôi trơn để giảm ma sát và làm sạch các bề mặt chi tiết máy làm dầu nhớt bị giảm độ nhớt và muội than. Ngoài ra, nếu động cơ không hoạt động trong thời gian quá lâu cũng làm nhớt bị biến chất và cần phải thay.
Nguyên nhân nhớt bị cũ phải thay mới
Là do quá trình bôi trơn để giảm ma sát và làm sạch các bề mặt chi tiết máy làm dầu nhớt bị giảm độ nhớt và muội than. Ngoài ra, nếu động cơ không hoạt động trong thời gian quá lâu cũng làm nhớt bị biến chất và cần phải thay.
Nguyên nhân nhớt bị cũ phải thay mới
Tốc độ giảm độ nhớt và biến chất của nhớt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quãng đường sử dụng, thời gian, môi trường, nhiệt độ nhớt trung bình,.. Chủ xe cần theo dõi quá trình sử dụng của mình, so sánh chất lượng sau mỗi lần thay nhớt để có quyết định hợp lý nhất.
Thay nhớt theo khuyến nghị thay nhớt từ nhà sản xuất
Để trả lời câu hỏi đi bao nhiêu km thì thay nhớt ô tô, xe máy? Trung bình các hãng dầu nhớt và hãng sản xuất xe đưa ra số khuyến nghị thay nhớt như sau đối với:
- Xe máy sẽ từ 1300km đến 2500km hoặc 3 tháng thay nhớt 1 lần;
- Xe ô tô từ 6000km đến 10.000km và 6 tháng thay nhớt một lần.
Trên là con số chung mà hầu hết các hãng nhớt đã công bố, STEELMATE Việt Nam nghiên cứu để giúp người dùng dễ hình dung và áp dụng. Mỗi nhà sản xuất sẽ cho ra rất nhiều những sản phẩm khác nhau từ bản thường cho tới cao cấp, chất lượng của nhớt sẽ có sự khác biệt và số KM đi được cũng có thể thay đổi đôi chút. Vì vậy hãy chú ý những thông tin về chỉ số ( SAE, Jaso) có trên chai nhớt của mỗi hãng để có thể ước lượng được số km bạn có thể đi và thời điểm thay nhớt kế tiếp.
Theo số km đã đi
Như đã nói ở trên thay nhớt theo số km đã đi là cách tính phổ biến nhất của rất nhiều người và hãng sử dụng, để chọn thời điểm thay nhớt thích hợp cho ô tô, xe máy. Nếu bạn chưa trang bị kiến thức về nhớt và cách bảo dưỡng cho xe thì đây là con số an toàn để áp dụng thay nhớt mới cho xe của mình.
Tính toán thời gian thay nhớt theo số km đã đi
Kinh nghiệm sau những lần thay nhớt bạn có thể nhìn vào mức độ xuống cấp của nhớt về độ nhớt, cặn, mùi khét,... Để có lựa chọn nhớt phù hợp với cách chạy và môi trường vào lần thay sau.
Thay nhớt theo tần suất hoạt động của xe
Nếu bạn không thường xuyên chạy xe hoặc chỉ chạy trong một phạm vi nhỏ, quãng đường ngắn và không chạy nhanh. Nhớt vẫn có thể hoạt động lâu hơn so với con số nhà sản xuất đưa ra.
Theo tần suất hoạt động của xe
Nếu thường xuyên phải chạy đường dài, đường đồi núi hiểm trở hoặc chở nhiều đồ. Tần suất làm việc của xe nhiều hơn, dầu nhớt hoạt động liên tục trong thời gian dài sẽ có nhiệt độ cao và nhanh bị biến chất làm giảm độ nhớt. Lúc này bạn nên thay nhớt sớm hơn so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất, để giữ động cơ luôn hoạt động ổn định và mạnh mẽ nhất.
Theo cảm giác lái
Bằng cách cảm nhận chiếc xe trong khi vận hành, giúp biết được khi nào cần thay nhớt. Những dấu hiệu dưới đây sẽ báo hiệu cho bạn đã đến thời gian thay nhớt định kỳ cho ô tô, xe máy.
a. Có tiếng động lạ từ động cơ ô tô
Dầu nhớt bôi trơn các chi tiết giúp máy hoạt động trơn tru hơn, sau một thời gian sử dụng sẽ bẩn và mất chất trong quá trình hoạt động. Lúc này dầu nhớt không còn khả năng bôi trơn, các chi tiết máy hoạt động sẽ tạo ra ma sát và phát sinh nhiệt. Từ đó tạo ra tiếng động lạ có thể từ bộ ly hợp, hộp số, cam, cò,... Khi có những tiếng động bất thường bạn nên chủ động thay nhớt, kiểm tra bảo dưỡng sớm tránh động cơ bị hư hỏng nặng.
>>> Xem thêm bài viết gần đây: +10 nguyên nhân khiên ô tô bị rung khi nổ máy
b. Xe tăng tốc chậm, bị ỳ
Dầu nhớt giúp chiếc xe của bạn hoạt động mượt mà và chính xác hơn. Nếu bạn cảm thấy xe chạy chậm hay tăng tốc chậm hơn bình thường. Đây là dấu hiệu xe máy cần thay nhớt.
Thay nhớt khi đèn báo nhớt sáng
Cảm biến đèn báo dầu trên ô tô là chức năng cơ bản của nhiều chiếc ô tô, để cảnh báo tình trạng dầu nhớt trong động cơ từ đó chủ xe sẽ biết khi nào cần thay nhớt mới cho xe. Cảm biến nhớt sẽ sáng đèn thường do áp suất nhớt yếu, bị bẩn, cảm biến bị hư,...
Đèn báo nhớt sáng, bạn cần kiểm tra thay nhớt
Hướng dẫn chọn loại nhớt ô tô, xe máy phù hợp
Để lựa chọn loại nhớt phù hợp với xe, bạn cần phân biệt các loại nhớt khác nhau và đọc được các chỉ số độ nhớ. Từ đó có thể tìm ra những yếu tố phù hợp cho xe và mục đích sử dụng riêng của mình.
Hướng dẫn chọn loại nhớt ô tô, xe máy phù hợp
Phân loại nhớt cho xe ô tô, xe máy
Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu dầu nhớt và các mã sản phẩm khác nhau. Mỗi thương hiệu sẽ có một công nghệ và thế mạnh riêng. Nếu bạn không có kiến thức để nhận biết các loại nhớt và thông số, sẽ rất khó để lựa chọn một chai nhớt phù hợp với xe của mình.
a. Nhớt khoáng
Nhớt khoáng có thành phần chủ yếu là nhớt gốc khoáng chiếm tỉ lệ cao trong dầu nhớt thành phẩm, được tạo ra trong quá trình chưng cất tinh chế cơ bản từ dầu mỏ.
Nhớt khoáng và nhớt tổng hợp
Được cấu tạo từ hạt Hydrocacbon có hình dạng, tính chất lý hóa không đồng nhất. Dẫn đến khả năng bôi trơn không ổn định, thích ứng với nhiệt độ kém khi có sự thay đổi đột ngột. Nhìn chung nhớt khoáng rất phù hợp với xe đi lại ít hoặc xe mới mua cần roda động cơ.
b. Nhớt tổng hợp:
Nhớt tổng hợp có cấu tạo gốc là dầu khoáng kết hợp với một số chất phụ gia để tăng chất lượng của nhớt. Thành phần bao gồm các phân tử đồng đều nhau, có sự tương thích đảm bảo chất lượng làm tăng công suất hoạt động cho động cơ, tiết kiệm nhiên liệu, làm mát máy và gia tăng độ bền cho động cơ.
Được tạo ra trong quá trình tổng hợp tại nhà máy, nhớt tổng hợp có chất lượng cao hơn so với nhớt khoáng rất nhiều. Do có tính đồng nhất trong các phân tử nên dầu nhớt tổng hợp đem đến khả năng bôi trơn và làm mát cao cho các chi tiết máy. Rất thích hợp để đi đường dài, tần suất hoạt động cao. Nhược điểm của dầu nhớt tổng hợp là giá thành cao hơn so với các loại dầu nhớt khác.
c. Nhớt bán tổng hợp:
Nhớt bán tổng hợp được kết hợp từ dầu nhớt gốc khoáng và dầu nhớt gốc bán tổng hợp. Có tỉ lệ lệ dầu gốc bán tổng hợp chiếm 10% dầu nhớt thành phẩm.
Dầu nhớt bán tổng hợp có hiệu quả làm việc cao, giá thành phù hợp với nhiều người
Ưu điểm là các tính năng bôi trơn, làm mát tốt hơn so với dầu gốc khoáng, giá thành lại thấp hơn so với dầu nhớt tổng hợp. Chính vì vậy mà nhiều người thường dùng dầu nhớt bán tổng hợp cho xe của mình.
Đây là 3 dòng nhớt cơ bản, bên trong mỗi loại sẽ có những tính năng riêng phù hợp cho từng loại xe và mức giá. Dựa vào phân loại này, bạn có thể bước đầu nhận định chất lượng của dầu nhớt và mức giá phù hợp cho mình.
Chọn nhớt cho ô tô và xe máy theo phân cấp tiêu chuẩn
Các hiệp hội tổ chức về công nghệ cơ khí trên thế giới có tiêu chuẩn chung về phân cấp độ nhớt dành cho ô tô, xe máy. Mỗi tiêu chuẩn sẽ thể hiện một khía cạnh khác nhau bên trong loại nhớt đó. Từ đó người dùng có thể lựa chọn loại nhớt phù hợp với xe của mình.
1. Chọn thay nhớt theo phân cấp tiêu chuẩn SAE
Phân cấp theo tiêu chuẩn SAE ( Society of Automotive Engineers - Hiệp hội kỹ sư ô tô thế giới ) phân chia nhớt thành nhiều cấp độ.
Phân cấp tiêu chuẩn nhớt SAE
Có thể hiểu các cấp độ này chính là độ đặc loãng của nhớt, khả năng hoạt động trong từng điều kiện nhiệt độ khác nhau. Và được chia thành 2 dạng nhớt đơn cấp và nhớt đa cấp.
Nhớt đơn cấp
Các cấp độ nhớt SAE gồm SAE 30, 40, 50 …là loại nhớt đơn cấp. Chỉ số nhớt này thể hiện độ nhớt hoạt động được trong nhiệt độ 100°C. Nhiệt độ máy càng cao thì cần độ nhớt càng cao để phù hợp với xe.
Nhớt đa cấp
Với cấp độ nhớt SAE 5W40, 10W30, 10W40 và 20W50… gọi là nhớt đa cấp. Thay vì chỉ hiện cấp độ nhớt khi hoạt động trong máy có nhiệt độ 100°C. Nhớt đa cấp còn thể hiện nhiệt độ hoạt động của nhớt trong điều kiện thời tiết lạnh.
Ví dụ: SAE 10W30 sẽ được hiểu là nhớt có thể khởi động trong nhiệt độ âm 20°C và cấp độ nhớt là 30 trong 100°C.
Nhiệt độ khởi động được tính bằng cách lấy 30 - nW. N là số đứng trước chữ “W”, còn số đứng sau chữ “W” thể hiện cấp độ nhớt tương tự như SAE 30, 40, 60…
Kết luận tiêu chuẩn SAE
Có thể nói SAE là tiêu chuẩn độ nhớt dựa theo nhiệt độ môi trường và nhiệt độ máy. Khi nhiệt độ quá thấp nhớt có thể bị đóng lại và không thể khởi động máy. Còn khi nhiệt độ máy quá cao làm nhớt nóng lên, nhớt quá loãng sẽ gây mất chất, giảm khả năng bôi trơn các bề mặt.
Việt Nam thuộc khí hậu ôn đới, nên có thể sử dụng nhớt có mức độ khởi động từ 15W trở nên là phù hợp. Nên chú ý nhiều hơn vào nhiệt độ máy và chọn độ nhớt phù hợp vì khí hậu Việt Nam rất nóng.
2. Chọn thay nhớt theo phân cấp tiêu chuẩn Jaso
Tiêu chuẩn Jaso là viết tắt của ( Japanese Automotive Standards Organization), cơ quan tiêu chuẩn phương tiện cơ giới Nhật Bản. Cơ quan này đưa ra các quy định về chất lượng dầu nhớt sử dụng cho các động cơ xe máy Nhật Bản.
Tiêu chuẩn Jaso phân cấp nhớt thành ba cấp cụ thể gồm Jaso MB, Jaso MA, Jaso MA2. Sự phân loại này được dựa trên nghiên cứu về ma sát trong bộ ly hợp của động cơ xe máy 4 thì và 2 thì.
Tiêu chuẩn phân cấp nhớt Jaso
- Jaso MB có độ ma sát thấp nhất sẽ phù hợp với động cơ có hộp số tự động. Bộ ly hợp của xe tay ga nằm riêng không được ngâm trong dầu nên không cần sử dụng tới nhớt.
- Jaso MA có độ nhớt chống trượt cao hơn so với MB nhưng thấp hơn MA2. MA dành cho các xe số, tay côn có phân khối nhỏ, số vòng tua dưới 10.000 vòng.
- Jaso MA2 là nhớt cao cấp nhất, phù hợp với những dòng xe thể thao mạnh mẽ sinh nhiệt cao, có số vòng tua cao trên 10.000 rpm.
Với xe ga tay sẽ có bộ ly hợp và hộp số riêng, lúc này nhớt có nhiệm vụ bôi trơn khoang máy nên độ nhớt không cần quá cao. đối với hộp số sẽ có loại nhớt riêng, ba lần thay nhớt máy thì một lần thay nhớt hộp số ( Nhớt lap).
Đối với xe số, tay côn có bộ ly hợp và hộp số được ngâm trong dầu để bôi trơn, thì cần nhớt có độ trơn chống ma sát cao để đảm bảo việc chuyển số thủ công mượt mà hơn.
Tương tự như xe số, xe côn thì các dòng xe phân khối lớn, có vòng tua cao sẽ cần độ nhớt cao nhất để đảm bảo chuyển số tốt không gây kẹt số ảnh hưởng quá trình chuyển động.
Kết luận tiêu chuẩn Jaso
Tiêu chuẩn Jaso giúp phân tách các loại xe phù hợp với từng độ nhớt, để đảm bảo không gây lãng phí tài nguyên và tối ưu chi phí cho người dùng. Sau khi tìm hiểu các loại nhớt, các tiêu chuẩn phân cấp nhớt, chắc hẳn bạn đã có thể biết cách lựa chọn cho mình loại dầu nhớt phù hợp riêng.
3. Chọn thay nhớt theo nhu cầu sử dụng
a. Thành phố
Đối với những xe trong thành phố có tần suất làm việc thấp, ít đi đường dài và chạy nhanh. Có thể chọn các loại nhớt thuộc nhóm Jaso MB hoặc MA để thay nhớt cho xe, độ nhớt không cần quá cao khi di chuyển ít và chậm.
b. Đường dài
Đối với những xe đi đường dài, động cơ hoạt động lâu hơn sẽ có nhiệt độ cao hơn. Lúc này bạn nên chọn những loại nhớt có độ nhớt chịu nhiệt tốt như SAE 50 hoặc cao hơn. Để tránh nhớt bị quá loãng dẫn đến giảm khả năng bôi trơn.
Hướng dẫn thay nhớt xe ô tô
Các bước thay nhớt xe ô tô bạn cần 5 dụng cụ là: Khay đựng dầu cũ, mỏ lết, kích nâng xe, khăn lau và không thể thiếu là dầu nhớt mới để thay.
Bước 1: Xả nhớt động cơ ô tô
Bạn cần đậu xe nơi bằng phẳng chắc chắn, nâng cao đầu ô tô bằng cách chêm đồ hoặc dùng kích để tạo thêm không gian làm việc dưới gầm xe.
Nâng cao gầm xe vì vị trí xả nhớt nằm ở dưới gầm
Chú ý không nên xả nhớt khi động cơ quá nóng, tránh bị bỏng. Đồng thời bạn có thể chuẩn bị sẵn một khăn khố để lau tay sau khi tháo ốc nhớt.
Bước 2: Hứng nhớt xả cũ
Trước khi tháo ốc xả nhớt bạn cần đảm bảo thùng hứng nhớt đã nằm đúng vị trí, tránh để nhớt chảy lệch làm bẩn sàn rất khó lau chùi sạch. Nên sử dụng những khay đựng nhớt lớn hoặc chuyên dụng, có các tấm lưới để hạn chế nhớt bị bắn ra ngoài.
Hứng nhớt cũ
Lưu ý nên đổ nhớt vào một thùng riêng, không đổ nhớt ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng môi trường rất nhiều. Nhớt cũ bạn vẫn có thể tái sử dụng để bôi trơn một số vật dụng khác trong nhà như ổ khóa, bánh răng dây xích xe đạp, xe máy.
Bước 3: Tháo lọc nhớt cũ
Đối với ô tô sẽ có thêm bộ phận lọc nhớt để lọc bớt cặn trong nhớt sau mỗi quy trình luân chuyển trong máy. Bạn có thể bỏ lọc nhớt vào thùng rác sâu khi đã bỏ hết nhớt trong lọc vào thùng nhớt ở trên.
Tháo lọc nhớt cũ của xe
Bước 4: Thay lọc nhớt mới cho ô tô
Bạn nên bôi nhớt vào các miếng đệm cao su trên lọc, để tăng độ kín và lắp vào dễ hơn. Sau đó hãy đổ nhớt đầy 2/3 bộ lọc và gắn lọc vào vị trí.
Chú ý giữ lọc thẳng đứng khi đưa vào, vặn bằng tay cho đến khi cứng rồi dùng dụng cụ mở lọc siết ở mức vừa phải. Lưu ý không siết quá chặt có thể làm đứt vòng đệm cao su.
Bước 5: Thay nhớt cho động cơ ô tô
Mở nắp nhớt máy và nên thay đúng chỉ số nhớt khuyến cáo từ nhà sản xuất, mẹo có thể dùng que thăm nhớt để đo lường.
Thay nhớt cho ô tô chú ý theo dõi đủ ml, lít
Bước 6: Khởi động xe và xét lại thời gian báo thay nhớt
Sau khi thay nhớt bạn nên khởi động lại xe để nhớt có thể chạy đi đều hết chi tiết máy. Đồng thời xét lại thời gian báo thay nhớt trên máy ( Tùy thuộc vào dòng xe).
Hướng dẫn thay nhớt xe máy
Khi thay nhớt xe máy bạn cũng chỉ cần một số vật dụng cơ bản như mỏ lết, khay đựng dầu, khăn hoặc giấy báo để lót dưới khay dầu, phễu thay nhớt, kìm mỏ bằng, cờ lê mở ốc dầu.
Hướng dẫn thay nhớt xe máy, dụng cụ để thay nhớt xe máy
Bước 1: Xả nhớt cũ
Xác định vị trí ốc xả nhớt, chuẩn bị khay đựng nhớt nằm đúng vị trí nhớt chảy ra. Dùng tuýp để mở ốc cho nhớt chảy ra. Lưu ý trong bước này bạn nên để động cơ còn hơi ấm, như vậy nhớt sẽ lỏng chảy ra nhiều hơn và sạch nhất.
Xả nhớt lúc máy xe còn ấm để nhớt chảy ra hết
Trong lúc nhớt chảy ra, dùng kìm mở nắp châm nhớt để nhớt chảy dễ hơn. Nếu không muốn bị trầy các chi tiết nhựa, bạn có thể dùng khăn để lót.
Bước 2: Vệ sinh ốc nhớt
Vệ sinh cát bụi còn bám trên ốc bằng dầu hôi và khăn lau khô. Bước này để hạn chế các chất bẩn lọt vào trong động cơ và gây hư chân răng khi vặn ốc lại.
Vệ sinh răng ốc xả nhớt trước khi gắn lại
Lưu ý khi siết ốc xả cần dùng lực vừa đủ, không chặt quá gây tuôn ren hoặc gãy ốc nhớt.
Bước 3: Thay nhớt mới cho xe
Dùng phễu đã chuẩn trước, lưu ý không đổ quá nhanh tránh bị tràn nhớt.
Dùng phễu để thay nhớt mới cho xe máy
Sau đó dùng que thử nhớt để kiểm tra mức độ nhớt trong máy ở mức giữa min và max là phù hợp, đậy nắp nhớt bạn đã xong một quy trình thay nhớt cho xe máy.
Kết luận
Thay nhớt định kỳ cho ô tô, xe máy là một bước quan trọng trong việc chăm sóc xe. Bằng cách chọn nhớt phù hợp cho xe, sẽ giúp xe hoạt động bền bỉ và tiết kiệm chi phí sửa chữa cho người dùng. Với những chia sẻ trên, STEELMATE Việt Nam hi vọng bạn đã có cho mình những kiến thức hữu ích để lựa chọn nhớt phù hợp cho xe.
Cảm ơn bạn đọc!
STEELMATEVIETNAM.COM
-
Sử dụng cảnh báo vượt tránh va chạm ô tô
Cảnh báo vượt giúp người lái xe nhận biết sự xuất hiện xe khác trong quá trình vượt. Phát ra tín hiệu âm thanh hoặc đèn báo để cảnh báo về khoảng cách và tốc độ của xe lân cận, từ đó người lái có thời gian phản ứng kịp thời cũng như tránh rủi ro,...
-
Cảnh báo điểm mù giúp giảm va chạm ô tô
Hệ thống giám sát điểm mù BSM (Blind Spot Monitoring) là thiết bị cảnh báo an toàn thông minh, dùng để quan sát vị trí điểm mù quanh ô tô và cảnh báo cho người lái khi phát hiện có phương tiện di chuyển trong khu vực điểm mù
-
Những câu hỏi hay gặp khi mua ô tô cũ đã qua sử dụng
Bài viết tổng hợp những câu hỏi thường gặp khi mua xe ô tô cũ mà mọi người thường thắc mắc như: Nên mua xe ô tô cũ hay góp mới? Mua ô tô cũ mấy năm? Kinh nghiệm mua ô tô cũ nhập,...
-
Những tính năng nâng cao của các loại cảm biến áp suất lốp
Chọn mua cảm biến áp suất lốp tại STEELMATE để có thể tận dụng các tính năng nâng cao của thiết bị này để giúp chiếc xe của bạn trở nên an toàn hơn. Theo dõi thêm chi tiết tại bài viết này
-
Cách xử lý nước trong bình xăng ô tô
Xe có xăng nhiễm nước sẽ khó nổ, không đề được; đang lưu thông rất khó tăng tốc, đạp chân ga có cảm giác hụt hơi, xe rung giật và chết máy. Cách xử lý hãy tháo xăng cũ và bơm xăng mới
-
Tìm hiểu về lốp đua xe ô tô
Ở tốc độ 300 km/h, xe F1 tạo sức ép tương đương 2,4 tấn lên mặt đường. Chịu ảnh hưởng lớn nhất từ áp lực ấy, là lốp xe. Kể từ 2011, Pirelli là nhà cung cấp lốp xe độc quyền cho toàn bộ các đội đua F1
some comment
-
Khiêm Đỗ
2 năm trước
Mua xe được giới thiệu vô tìm hiểu gắn luôn bộ cảm biến lùi 6 mắt quá ưng ý!
-
Thanh Phú
một năm trước
Lắp đặt nhanh chóng chuyên nghiệp
-
Trí Phạm
2 năm trước
Tư vấn nhiệt tình
-
Minh Khang
2 năm trước
Sản phẩm hoạt động ổn định, tư vấn nhiệt tình