- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
Cảm biến áp suất lốp là gì?
Cảm biến áp suất lốp ô tô có tên đầy đủ trong tiếng Anh là Tire Pressure Monitoring System ( viết tắt TPMS). Đây là một thiết bị điện tử được lắp đặt dành riêng cho xe ô tô. Với bộ phận này, người lái xe có thể kiểm soát cũng như đo lường nhiệt độ, áp suất không khí bên trong lốp xe hơi. Hệ thống cảm biến áp suất cho lốp xe ô tô ra đời từ mô hình bắt buộc tại Hoa Kỳ năm 2008. Nó được gắn vào cụm van thân của toàn bộ các lốp và vận hành bằng pin.
Cảm biến áp suất lốp là gì
Cấu tạo cảm biến áp suất lốp xe
Hiện nay, có nhiều loại cảm biến áp suất lốp xe với những đặc điểm riêng biệt. Nhưng nhìn chung, chúng đều được cấu tạo bởi các bộ phận sau:
Van cảm biến
Van cảm biến áp suất lốp đảm nhận vai trò đo lường mức độ áp suất trong mỗi lốp xe. Bộ phận này được làm từ chất liệu thép không gỉ. Trong mỗi van lại có thêm một lớp màng cảm biến với nhiều cảm biến nhỏ ở bên trên.
Nguyên lý hoạt động của nó là khi lớp sẽ biến dạng khi bị tác động bởi áp suất lốp. Sau đó, chúng sẽ khuếch đại tín hiệu để thông báo trị số áp suất chính xác nhất dưới đơn vị psi. Hai loại van cảm biến áp suất gồm: van gắn trong lốp và van gắn bên ngoài van cũ.
Bộ xử lý trung tâm
Bộ phận xử lý trung tâm là toàn hệ thống cảm biến áp suất cho lốp. Nhiệm vụ chính của nó là tiếp nhận và giải mã mọi tín hiệu điện do van cảm biến áp suất truyền đến. Kế tiếp chuyển dữ liệu đến ECU và phát trên màn hình hiển thị riêng hoặc màn hình DVD.
Màn hình hiển thị thông tin
Trên màn hình sẽ hiển thị các thông tin về áp suất lốp xe ô tô. Ở những dòng xe cũ, TPMS được kết nối với màn hình hiển thị chạy bằng pin hoặc nguồn điện của xe. Tuy nhiên, một số dòng xe mới sản xuất gần đây, màn hình được kết nối trực tiếp với cảm biến áp suất lốp, tích hợp với smartphone hoặc đồng hồ thông minh. Sự phát triển này giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc giám sát.
Màn hỉnh hiển thị thông số cảm biến áp suất lốp
Hiện nay, có 5 kiểu màn hình gồm màn hình gắn sạc tẩu, màn hình gắn lỗ chờ, màn hình đặt trên taplo, màn hình DVD và màn hình ODO.
Có mấy loại cảm biến áp suất lốp xe?
Cảm biến áp suất lốp xe ô tô bao gồm 2 loại:
- Cảm biến áp suất lốp trực tiếp;
- Cảm biến áp suất lốp lốp gián tiếp.
Cảm biến áp suất lốp gián tiếp
Cảm biến áp suất lốp gián tiếp ( iTPMS) là thiết bị đo áp suất lốp xe bằng tốc độ quay của bánh kèm theo một vài thông số khác. Nguyên lý hoạt động đường kính của lốp xe non hơi thường nhỏ. Ngược lại vận tốc gốc lại nhanh hơn lốp căng, những thông số này được đo dựa vào bộ cảm biến tích hợp trên hệ thống phanh ABS và ESC ( Cân điện tử).
Hạn chế của nó là không cung cấp thông số tuyệt đối mà chỉ ra tín hiệu nên bơm hay không bơm xe. Đồng thời, sau mỗi lần bơm lốp, các bác tài phải khởi động lại toàn bộ hệ thống mới có thể nhận thông tin tiếp tục.
Cảm biến áp suất lốp trực tiếp
Cảm biến áp suất lốp trực tiếp ( dTPMS) là loại đo lường áp suất bằng phương pháp vật lý và được gắn ở đầu van lốp xe. Chúng truyền tín hiệu qua các đầu cảm biến hoặc ứng dụng trong điện thoại thông minh.
So với iTPMS, cảm biến trực tiếp đo chỉ số theo sát thời gian thực. Do đó, người dùng không cần khởi động lại hệ thống mà có thể kiểm tra áp suất lốp mọi thời điểm. Bên cạnh đó, nó cũng được tích hợp thêm một số tính năng như đo nhiệt độ lốp xe, cảnh báo ngưỡng áp suất thấp. Ngoài ra, cảm biến gián tiếp còn được phân thành 2 loại dựa vào vị trí lắp đặt:
Cảm biến áp suất lốp gắn trong
Loại cảm biến này có cấu tạo van dài và nhọn ở phần cuối. Bên trong nó chứa cảm biến cùng bộ thu phát tín hiệu. Mặc dù không cần phải khởi động lại sau khi bơm nhưng loại cảm biến này có một số khuyết điểm như:
- Phải tháo lốp xe trong trường hợp thay cảm biến hoặc kiểm tra.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng của pin, dẫn đến tuổi thọ ngắn.
- Quá trình thay pin có thể ảnh hưởng đến sự chính xác khi sử dụng.
Cảm biến áp suất lốp gắn trong
Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài
Hình dạng của cảm biến gắn ngoài tựa như nắp chai. Nó được bố trí bên ngoài của van xe. Chúng có ưu điểm là dễ dàng lắp đặt cũng như thay pin, có tính năng chống trộm, hạn chế rung lắc. Ngoài ra cảm biến còn chống nước, bụi bẩn từ môi trường.
Thế nhưng một điểm hạn chế của cảm biến gắn ngoài là cần đến công cụ mở khóa khi bơm lốp.
Vì sao nên lắp cảm biến áp suất lốp cho ô tô?
Những lợi thế mà bạn nên gắn thiết bị TPMS cho xe như có thể biết theo dõi được chỉ số áp suất lốp. Khi trang bị hệ thống cảm biến áp suất lốp, bạn sẽ dễ dàng và thuận lợi trong việc theo dõi các chỉ số như áp suất, nhiệt độ bên trong. Từ đó, phần nào kiểm soát tình trạng lốp xe hiện tại có đang xảy ra vấn đề nào hay không. Nhờ đó, hạn chế đến mức thấp nhất những tình huống xấu cũng như nâng cao tuổi thọ cho lốp xe ô tô.
Xác định được thời gian bơm lốp, nhờ biết được chỉ số áp suất lốp xe tài xế có thể chủ động hơn trong việc bơm lốp. Điều này không chỉ tránh tình trạng lốp xe mềm quá mức dẫn đến thủng lốp, hay nghiêm trọng hơn là sự cố khi tham gia giao thông. Và tiết kiệm nhiên liệu , lốp xe quá căng hoặc quá mềm vô tình tăng độ ma sát với mặt đường, làm hao hụt một phần xăng xe.
Thế nhưng, với hệ thống cảm biến lốp xe, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình hình áp suất bên trong, hạn chế việc bơm xe quá mức cần thiết. Từ đó tiết kiệm khoảng 2 - 3% mức nhiên liệu cho xe.
Hướng dẫn lắp cảm biến áp suất lốp ô tô
Sau khi đã tìm hiểu những thông tin cơ bản về cảm biến lốp xe, chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình lắp thiết bị vàp, cụ thể:
Hướng dẫn lắp cảm biến áp suất lốp ô tô
Cách lắp cảm biến lốp bên ngoài
Bạn hãy thực hiện lắp cảm biến áp suất lốp bên ngoài theo từng bước dưới đây:
Bước 1: Tháo rời van nguyên bản của xe rồi thắt đai ốc;
Bước 2: Lần lượt lắp van TPMS vào theo ký hiệu được đánh số trên đầu van;
Bước 3: Khoá chặt đai ốc bằng dụng cụ cờ lê chuyên dụng;
Bước 4: Kiểm tra lại các bộ phận và vặn thật chặt van cảm biến.
Cách lắp cảm biến lốp van trong
Quy trình lắp cảm biến lốp xe bên trong gồm:
Bước 1: Tháo bánh xe, thả hơi và lốp khỏi vành xe;
Bước 2: Cắt bỏ lớp cao su tại chân van rồi lấy van nguyên bản ra khỏi lốp;
Bước 3: Gắn van cảm biến theo thứ tự được đánh trên đầu van;
Bước 4: Kiểm tra lại phụ kiện đã gắn và bơm lên để cảm biến lốp được kích hoạt;
Bước 5: Lắp bánh xe vào vị trí ban đầu.
Một số lưu ý khi chọn cảm biến áp suất lốp
Như chúng tôi đã giới thiệu ở phần trên cảm biến áp suất cho lốp xe có nhiều loại. Vậy nên lưu ý những điều gì khi chọn lắp đặt? Các bác tài có thể tham khảo một số lưu ý sau đây để chọn loại cảm biến áp suất lốp phù hợp cho xe của mình.
- Ưu tiên sản phẩm chống nước cao nhằm hạn chế sự hỏng hóc của thiết bị cảm biến;
- Hãy chọn loại cảm biến áp suất lốp xe dễ dàng lắp đặt cũng như tháo gỡ;
- Ngoài ra, tùy vào nhu cầu của khách hàng mà có thể chọn loại cảm biến có màn hình theo dõi hoặc loại theo dõi qua màn hình trung tâm của xe điện thoại thông minh;
- Thay vì quan tâm nhiều đến hình dáng bên ngoài, bạn hãy chọn loại cảm biến được làm từ các chất liệu có độ bền cao như thép không gỉ, cao su,...
- Cuối cùng hãy chú ý đến giá thành, chất lượng sản phẩm cũng như tìm địa chỉ uy tín để mua được sản phẩm tốt nhất và phù hợp nhất.
Bài viết trên đây đã phần nào cung cấp những thông tin quan trọng về cảm biến áp suất lốp, hy vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về thiết bị này cũng như tìm được loại cảm biến phù hợp cho chiếc xe của mình nhé!
Nếu bạn chưa biết chọn loại cảm biến áp suất lốp nào phù hợp cho xe của mình. Đừng lo lắng. Hãy để STEELMATE VIỆT NAM tư vấn cho bạn. Chúng tôi cam kết đem đến sản phẩm, dịch vụ chất lượng đến với bạn. Liên hệ tư vấn chọn mua, lắp đặt sản phẩm qua các cách sau:
- Hotline: 0339 111 188
- Fanpage:Facebook.com/SteelmateOfficial
Hoặc để lại thông tin liên hệ của bạn trên website chính thức của STEELMATE VIỆT NAM khi bảng đăng kí xuất hiện: www.steelmatevietnam.com
Cảm ơn bạn đọc!
STEELMATEVIETNAM.COM
-
Giải đáp thắc mắc “bơm lốp ô tô loại nào tốt”
Bơm lốp ô tô mini khá quan trọng bạn nên trang bị thêm cho xe của mình, sản phẩm giúp xử lý tình trạng xe xẹp lốp một cách nhanh chóng.
-
Thích lái ô tô đường dài không thể bỏ qua bơm lốp ô tô mini
Trong quá trình sử dụng ô tô, lốp xe có thể bị xuống hơi hoặc non hơi. Để tránh tình trạng xe hết hơi khi đang trên chạy đường, bạn có thể sử dụng bơm ô tô mini.
-
Cảm biến lùi trên ô tô và những điều bạn chưa biết
Cảm biến lùi là một tính năng quan trọng trên xe ô tô mà bất kỳ người tài xế nào cũng nên trang bị cho chiếc xế yêu của mình. Sản phẩm có công dụng gì? Cách lắp đặt ra sao? Cùng STEELMATEVIETNAM tham khảo
-
Kinh nghiệm chọn cảm biến áp suất lốp ô tô
Cảm biến áp suất lốp là thiết bị rất quan trọng trên xe ô tô mà bạn nên trang bị. Vật sản phẩm này có ưu điểm gì, tiêu chí chọn mua như thế nào?
-
Có nên lắp cảm biến va chạm cho xe ô tô hay không?
Cảm biến va chạm và cảnh báo vượt đều là những thiết bị vô cùng tiện ích và ngày càng trở nên thông dụng mà bất cứ người tài xế nào cũng nên trang bị cho xe của mình. Vậy nó được cấu tạo như nào? Công dụng ra sao? Hãy cùng nhau khám phá những điều thú vị về những sản phẩm này nhé!
-
Đăng kiểm ô tô: Tra cứu, chi phí, hướng dẫn, địa chỉ
Đăng kiểm xe ô tô là quy trình vô cùng quan trọng quyết định chiếc xe có được lưu thông trên đường hay không. Vậy quy trình đăng kiểm như thế nào, chi phí và thời hạn đăng kiểm là bao lâu? Tất cả sẽ có trong bài viết của STEELMATE Việt Nam.
some comment
-
Tan Duy
2 năm trước
Tư vấn nhiệt tình, chất lượng để thoi gian coi sao
-
Hoàng Sơn
một năm trước
Làm việc nhanh, gọn, nhiệt tình
-
Lâm Việt
2 năm trước
Loa sub điện nghe rất đã tay, đi chơi xa có loa này nghe nhạc là hết bài
-
Duy Tân
một năm trước
Lắp đặt nhanh chóng chuyên nghiệp