Cảm biến áp suất lốp TPMS chính hãng STEELMATE giá tốt, bảo hành 3 năm - steelmatevietnam.com background
logo background
THINK SAFETY, THINK STEELMATE THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
Quy trình bảo dưỡng định kỳ cho xe ô tô 2024

Quy trình bảo dưỡng định kỳ cho xe ô tô 2024

Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô là công việc quan trọng để đảm bảo khả năng vận hành của xe, đồng thời sớm phát hiện các lỗi nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình lái xe. Từ đó giảm nguy cơ hỏng xe và tại nạn bất ngờ khi tham gia giao thông.

Khi bạn bảo dưỡng hay sửa chữa xe của bạn tại showroom xe chính hãng, sau một thời gian, showroom hãng xe đó sẽ gửi tin nhắn nhắc bạn quay lại để kiểm tra bảo dưỡng xe. Có thể là bảo dưỡng toàn bộ xe, hoặc bảo dưỡng bộ phận bạn đã thay mới gần đây, nhắc bạn thay nhớt định kỳ cho xe.

Thông báo nhắc bảo lịch dưỡng từ showroom hãng xe

Thông báo nhắc bảo lịch dưỡng từ showroom hãng xe

Bảo dưỡng ô tô là một hoạt động cần thiết để đảm bảo chiếc xe của bạn vận hành ổn định và đáng tin cậy trong suốt thời gian sử dụng. Việc này sẽ giúp xe bạn tăng độ bền và tuổi thọ, giảm nguy hiểm do hỏng xe khi đang lái, tiết kiệm chi phí sửa chữa do phát hiện kịp thời. Tuy nhiên làm sao để biết khi nào cần bảo dưỡng cho xe? Quy trình bảo dưỡng như thế nào? Cùng STEELMATE VIỆT NAM tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bảo dưỡng xe ô tô

Bảo dưỡng xe ô tô

Các mốc bảo dưỡng ôtô đúng cách

Bảo dưỡng xe ô tô theo tháng hoặc theo km là một trong những bước quan trọng để bảo vệ động cơ của xe và đảm bảo hiệu suất lái xe tốt nhất. Tuy nhiên, thời điểm bảo dưỡng cũng phụ thuộc vào điều kiện sử dụng của xe, do đó nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và kiểm tra trên bảng điều khiển của xe để biết thời điểm bảo dưỡng xe ô tô phù hợp. Có 2 cách xác định thời điểm bảo dưỡng cho xe là bảo dưỡng theo tháng và bảo dưỡng theo km. Tuỳ vào bộ phận xe cần bảo dưỡng sẽ có cách tính khác nhau.

Các mốc bảo dưỡng xe ô tô đúng cách

Các mốc bảo dưỡng xe ô tô đúng cách

Kiểm tra định kỳ theo tháng

Bảo dưỡng định kỳ theo tháng là quy trình bảo dưỡng ô tô được thực hiện theo khoảng thời gian nhất định, thường là 5 đến 6 tháng/ lần. Các công việc bảo dưỡng định kỳ thường được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bạn có thể thấy ví dụ cụ thể ở đầu bài viết.

Bảo dưỡng định kỳ theo tháng

Bảo dưỡng định kỳ theo tháng

Thời gian thực hiện bảo dưỡng định kỳ theo tháng có thể thay đổi tùy theo loại xe, mức độ sử dụng và các yếu tố khác. Nếu bạn không chắc chắn về thời gian bảo dưỡng định kỳ của xe mình, nên tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tìm kiếm ý kiến ​​từ các chuyên gia bảo dưỡng ô tô. Sau đây là một số những công việc bảo dưỡng bạn có thể thực hiện định kỳ theo tháng.

Thay nhớt và kiểm tra lọc nhớt

Thời gian thay nhớt, lọc nhớt xe ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại xe, loại nhớt sử dụng, tần suất sử dụng và điều kiện lái xe. Tuy nhiên, thời gian thay nhớt xe ô tô thông thường khoảng từ 6 tháng đến 1 năm một lần theo hướng dẫn từ các nhà sản xuất.

Bảo dưỡng thay nhớt xe ô tô

Bảo dưỡng thay nhớt xe ô tô

Nếu bạn sử dụng nhớt dầu khoáng, thời gian thay nhớt xe ô tô thường là 6 tháng đến 8 tháng. Đối với xe dùng nhớt bán tổng hợp, có chất lượng cao hơn nhớt khoáng có thể thay mới sau khoảng 8 đến 10 tháng. Khi sử dụng nhớt dầu tổng hợp toàn phần, thời gian thay nhớt xe ô tô thường là 1 năm hơn.

Còn đối với lọc nhớt cũng có thời gian thay mới tuỳ vào loại nhớt hay chất lượng nhớt. Thông thường thời cứ cách một lần thay nhớt sẽ thay lọc nhớt mới. Tuy nhiên nếu xe bạn thường di chuyển trong điều kiện khắc nghiệt, nhiều khói bụi…. Bạn nên kiểm tra chất lượng dầu và thay lọc nhớt nhiều hơn.

Bảo dưỡng thay lọc nhớt xe ô tô

Bảo dưỡng thay lọc nhớt xe ô tô

Hãy luôn kiểm tra hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất xe và nhớt để biết thời gian thay nhớt, lọc nhớt xe ô tô chính xác hơn. Nếu bạn sử dụng xe ô tô để chạy nhiều và trong điều kiện khắc nghiệt, hãy thay nhớt và lọc nhớt xe ô tô thường xuyên hơn để đảm bảo sự an toàn và tối ưu hóa hiệu suất của xe.

>>> Tìm hiểu thêm: Xác định thời gian thay nhớt định kỳ cho ô tô, xe máy chuẩn.

Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ

Thời gian thay lọc gió xe ô tô sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như thương hiệu, mẫu xe, cách sử dụng và môi trường vận hành. Theo hướng dẫn của các nhà sản xuất ô tô, chủ xe nên thay lọc gió xe ô tô khoảng 6 tháng một lần hoặc sau mỗi 10.000 - 15.000 km tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của xe. Cứ 3.000 đến 5.000 km lại vệ sinh lọc gió một lần.

Bảo dưỡng thay lọc gió động cơ

Bảo dưỡng thay lọc gió động cơ

Nếu bạn thường xuyên chạy xe trong môi trường bụi bẩn hoặc nhiều bụi thì nên thay lọc gió sớm hơn. Hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tư vấn với thợ sửa xe để tìm ra thời gian thay lọc gió phù hợp riêng cho xe của bạn.

Kiểm tra lọc gió máy lạnh

Thay lọc gió máy lạnh sau mỗi 20.000 km là thời điểm phù hợp nhất để đảm bảo khả năng vận hành của hệ thống làm mát xe. Nếu xe thường xuyên di chuyển trong điều kiện khắc nghiệt, bụi bẩn nhiều, thì thời gian thay nhớt cần phải sớm hơn. Đặc biệt với điều kiện thời tiết nóng ẩm như Việt Nam cần phải kiểm tra lọc gió máy lạnh thường xuyên hơn.

Kiểm tra thắng

Việc kiểm tra thắng xe rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe. Kiểm tra dầu thắng xe nửa tháng hoặc 1 tháng 1 lần, nếu mức dầu xuống dưới mức quy định thì cần châm thêm, nếu dầu bị bẩn cần phải thay mới.

Kiểm tra thắng xe ô tô

Kiểm tra thắng xe ô tô

Kiểm tra hệ thống thắng 6 tháng đến 1 năm 1 lần, hoặc sâu mỗi 12.000 đến 15.000 km. Nếu trong quá trình lái xe bạn cảm thấy thấy việc thắng xe dễ dàng và ổn định thì áp dụng chu kỳ kiểm tra trên.

Nếu trong quá trình lái xe thấy hệ thống thắng bất ổn, khó thắng xe thì bạn nên đi kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn

Có thể thấy chu kỳ của mỗi bộ phận cần kiểm tra thay mới đều khá bằng nhau, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra kết hợp trong cùng một lần đem xe ra xưởng. Hãy tìm hiểu hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất và tham khảo ý kiến từ những thợ sửa xe uy tín để có quy trình bảo dưỡng xe của bạn chuẩn nhất.

Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô theo km di chuyển

Các hãng xe thường sẽ dùng cách tính thời gian để gửi tin nhắn dịch vụ, nhắc nhở những khách hàng của mình đến trung tâm để bảo dưỡng xe ô tô. Tuy nhiên bạn là người người trực tiếp sử dụng xe, nên bạn sẽ là người biết rõ nhất thời điểm cần bảo dưỡng xe phù hợp. 

Bảo dưỡng định kỳ theo km di chuyển

Bảo dưỡng định kỳ theo km di chuyển

Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ theo km di chuyển là cách mà nhiều bác tài thường xuyên sử dụng, cũng là hướng dẫn được chia sẻ bởi các hãng xe. Việc tính theo km di chuyển sẽ chính xác hơn, dễ nắm được mức độ hao mòn chuẩn hơn và cho ra chu kỳ bảo dưỡng hợp lý. Dưới đây là các cấp độ km khác nhau sẽ ứng với thời gian trung bình của một xe và bộ phận cần bảo dưỡng sau mỗi km đó.

Sau 5000 km hay sau 6 tháng đầu tiên

Đối với những xe mới, sau 5.000 km đầu tiên nên kiểm tra và thay mới một số bộ phận nếu cần thiết như sau:

- Kiểm tra dầu động cơ

- Kiểm tra hệ thống phanh

- Kiểm tra và châm nước làm mát

- Kiểm tra lốp và bơm lốp

>>> Tìm hiểu thêm: Top 5 bơm lốp mini tốt nhiều người dùng 2024.

Sau 15.000 km hay sau 18 tháng

Trong lần bảo dưỡng thứ 2, ngoài các bộ phận nêu trên bạn cần phải kiểm tra định kỳ, khi đến mốc km này bạn hãy cân nhắc thêm một số bộ phận sau:

- Kiểm tra thay lọc dầu

- Kiểm tra thay lọc gió động cơ

- Kiểm tra thay lọc máy làm mát

- Kiểm tra thay lọc ống xả khí

- Kiểm tra hệ thống treo

- Đảo lốp và cứ 10.000 km lại đảo lốp lại

Sơ đồ các trường hợp đảo lốp xe ô tô khi bảo dưỡng

Sơ đồ các trường hợp đảo lốp xe ô tô khi bảo dưỡng

Sau 30.000 km hay sau 36 tháng

30.000 km tương đương khoảng 2 năm rưỡi lái xe của bạn, đến lúc này chiếc xe của bạn cần được chăm sóc tỉ mỉ hơn rất nhiều, ngoài các bộ phận ở trên cần được kiểm tra và thay mới theo định kỳ. Đến mốc thời điểm 30.000 km di chuyển, bạn cần chú ý một số yếu tố sau khi bảo dưỡng:

- Kiểm tra hệ thống treo

- Kiểm tra và thay bộ lọc nhiên liệu

- Kiểm tra hệ thống làm mát

- Kiểm tra hệ thống điều hoà

- Vệ sinh, làm mới nội thất và ngoại thất

- Kiểm tra bình ắc quy

Kiểm tra bình ắc quy khi bảo dưỡng xe

Kiểm tra bình ắc quy khi bảo dưỡng xe

>>> Tìm hiểu thêm: Bình ắc quy ô tô loại nào tốt 2024? 6 thương hiệu nổi bật.

Sau 100.000 km

Tại mốc 100.000 km xe của bạn chắc hẳn cũng có nhiều sự thay đổi về các bộ phận, có thể nhiều bộ phận quan trọng đã thay mới nhiều lần. Lúc này mỗi lần đem xe đi bảo dưỡng bạn gần như là kiểm tra toàn bộ xe và dưới đây là một số bộ phận quan trọng bạn cần chú ý:

- Hệ thống phun xăng

- Hệ thống lọc khí toàn bộ xe

- Ắc quy và tình trạng ắc quy

- Hệ thống điện xe, các loại đèn trên xe có hoạt động ổn định

- Kiểm tra nước làm mát

- Hệ thống treo, lái, thắng xe

Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện xe ô tô

Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện xe ô tô

Ngoài những nội dung bảo dưỡng định kỳ này, còn có thể có những nội dung khác tùy thuộc vào từng dòng xe cụ thể. Việc thực hiện bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp giảm thiểu các sự cố hư hỏng và đảm bảo an toàn khi sử dụng xe ô tô.

Quy trình bảo dưỡng tổng quát định kỳ

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô là quá trình thường xuyên kiểm tra, bảo trì và thay thế các bộ phận của xe để đảm bảo sự an toàn, tối ưu hóa hiệu suất vận hành và kéo dài tuổi thọ của xe. Dưới đây là 8 bước cơ bản của một quy trình bảo dưỡng xe ô tô thông thường:

1. Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng của xe

Xem xét các thông tin về lịch sử sửa chữa và bảo dưỡng trước đây để hiểu rõ tình trạng của xe và thời gian hoạt động của các bộ phận có nhu cầu thay thế.

Kiểm tra lịch bảo dưỡng xe

Kiểm tra lịch bảo dưỡng xe

2. Kiểm tra dầu động cơ

Kiểm tra mức dầu động cơ và thay nếu cần thiết. Đảm bảo đủ lượng dầu và chất lượng dầu tốt để có hiệu suất vận hành và bảo vệ động cơ tốt nhất.

Kiểm tra chất lượng nhớt xe 

Kiểm tra chất lượng nhớt xe 

3. Kiểm tra bộ lọc

Kiểm tra và thay các bộ lọc như lọc gió, bộ lọc dầu,bộ lọc nhiên liệu để giữ cho động cơ hoạt động tốt, tránh các tạp chất cùng bụi bẩn gây hại cho động cơ.

4. Kiểm tra hệ thống phanh

Kiểm tra hệ thống phanh để đảm bảo chúng hoạt động tốt. Bao gồm đĩa phanh, bố phanh, mô-tơ phanh và dầu thủy lực.

5. Kiểm tra lốp và hệ thống treo

Kiểm tra tình trạng lốp và thay thế nếu cần thiết. Kiểm tra các bộ phận khác của hệ thống treo để đảm bảo độ ổn định và an toàn khi điều khiển xe.

Kiểm tra lốp và hệ thống treo

Kiểm tra lốp và hệ thống treo

>>> Tìm hiểu thêm: Top 10 cảm biến áp suất lốp nhiều người dùng 2024.

6. Kiểm tra hệ thống điện

Kiểm tra hệ thống điện, bao gồm pin, đèn pha, đèn hậu, đèn xi-nhan, còi và tất cả các bóng đèn khác để đảm bảo chúng hoạt động tốt.

7. Kiểm tra và thay nước làm mát

Kiểm tra nước làm mát trong hệ thống làm mát và thay thế nếu cần thiết để đảm bảo động cơ không bị quá nhiệt và bảo vệ hệ thống làm mát.

8. Kiểm tra hệ thống truyền lực ô tô

Kiểm tra hệ thống truyền lực để đảm bảo hoạt động tốt và tránh gặp sự cố bất ngờ khi lái xe, đảm bảo khả năng vận hành ổn định.

Lịch bảo dưỡng và thay phụ tùng các hãng xe

Mỗi hãng xe sẽ có những hướng dẫn bảo dưỡng xe định kỳ riêng, để đảm bảo sự ổn định và hiệu suất vận hành của xe. Việc tuân thủ các hướng dẫn bảo hành định kỳ của mỗi hãng xe là điều vô cùng cần thiết, vì các hãng xe luôn hiểu rõ chiếc xe họ tạo ra và biết lúc nào cần bảo dưỡng.

Lịch bảo dưỡng xe Toyota

Toyota Việt Nam phân cấp bảo dưỡng định kỳ thành 4 cấp độ với mỗi cấp sẽ có các hạng mục bảo dưỡng khác nhau phù hợp với tình trạng của xe.

Cấp nhỏ: 5.000 km – 15.000 km – 25.000 km – 35.000 km…

- Thay dầu máy.

- Nâng xe kiểm tra, xiết chặt gầm.

- Kiểm tra và bổ sung nước làm mát, nước rửa kính.

- Kiểm tra đai dẫn động cơ.

- Vê sinh lọc gió.

- Kiêm tra ông xá và các giá do.

Cấp trung bình: 10.000 km – 30.000 km – 50.000 km – 70.000 km…

- Thay dầu máy

- Thay bộ phận lọc dầu máy

- Vê sinh lọc gió cho động cơ.

- Nâng gầm xe lên kiểm tra, xiết lại gầm.

- Kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu trợ lực.

- Bảo dưỡng hệ thống phanh xe.

- Kiểm tra lốp.

- Vê sinh khoang máy.

- Vệ sinh hệ thông điêu hoa bäng hóa chất chuyên dụng.

Cấp trung bình lớn: 20.000 km – 60.000 km – 100.000 km – 140.000 km…

- Kiểm tra đai dẫn động cơ.

- Thay dầu máy.

- Thay lọc dầu máy.

- Kiểm tra các đường ống và đầu nối hệ thống điều hòa không khí.

- Kiểm tra, bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu trợ lực, dầu phanh.

- Nâng xe kiểm tra gầm xe.

- Kiểm tra hệ thống treo, rotuyn, thanh cân bằng, cao su giảm chấn...

- Bảo dưỡng hệ thống phanh 04 bánh xe.

- Đảo lốp.

- Vê sinh toàn bộ khoang máy.

- Vệ sinh dàn lạnh điều hòa bằng hoá chất chuyên dụng và công nghệ nội soi điều hòa.

Cấp lớn: 40.000 km – 80.000 km – 120.000 km – 160.000 km…

- Súc rửa các te dầu máy bằng hóa chất chuyên dụng.

- Thay dầu máy.

- Thay lọc dầu máy.

- Thay bộ lọc nhiên liệu.

- Thay lọc gió động cơ.

- Thay bugi.

- Thay dầu phanh, dầu côn, dầu trợ lực lái.

- Thay dầu hộp số tay.

- Bảo dưỡng hệ thống phanh 4 bánh xe. Má phanh mòn thì cần thay mới.

- Bảo dưỡng kim phun, họng hút.

- Thay dầu hộp cài câu và visa câu sau đối với xe cầu sau và xe 4WD.

- Bảo dưỡng kim phun, họng hút.

- Nâng gầm xe để kiểm tra xiết lại gầm.

- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống treo, rô tuyn, thanh cân bằng, cao su, giảm chấn.

- Đảo lốp, cân chỉnh độ chụm và cân bằng động & bánh xe.

- Vê sinh lọc gió điều hòa, kiểm tra và bổ sung gas nêu thiêu.

- Vê sinh toàn bộ khoang máy.

- Vệ sinh dàn lạnh điều hòa bằng phương pháp nội soi.

Bảo dưỡng xe Toyota

Bảo dưỡng xe Toyota

Lịch bảo dưỡng xe Honda

- Bảo dưỡng lần đầu sau 1.000 km hoặc 1 tháng tuỳ vào điều kiện nào đến trước.

- Bảo dưỡng định kỳ lần 2 trở đi bắt đầu khi xe đạt 5.000 km hoặc từ 3- 6 tháng ( tuỳ điều kiện nào đến trước).

- Các mốc bảo dưỡng quan trọng sau khi xe đạt: 20.000 km, 40.000 km, 60.000 km, 100.000 km, 120.000 km, 140.000 km, 160.000 km, 180.000 km, 200.000 km

Bảo dưỡng xe Honda

Bảo dưỡng xe Honda

Lịch bảo dưỡng xe Mazda

Lịch bảo dưỡng xe Mazda khuyến cáo các chủ xe nên bảo dưỡng theo các mốc thời gian như sau:

- Bảo dưỡng lần đầu sau khi đạt 1.000 km di chuyển.

- Các lần bảo dưỡng định kỳ tiếp theo sẽ là 5.000 km 1 lần, hoặc 3 - 6 tháng 1 lần ( tuỳ điều kiện nào đến trước).

Bảo dưỡng xe Mazda

Bảo dưỡng xe Mazda

Lịch bảo dưỡng xe Kia

Tương tự như hãng xe Mazda, hãng xe đến từ Hàn Quốc Kia có lịch trình bảo dưỡng đều đặn cho khách hàng, nhằm chăm sóc và phát hiện sự sự cố hỏng xe cho khách hàng sớm nhất.

- Bảo dưỡng lần đầu sau khi đạt 1.000 km di chuyển.

- Các lần bảo dưỡng định kỳ tiếp theo sẽ là 5.000 km 1 lần, hoặc 3 - 6 tháng 1 lần ( tuỳ điều kiện nào đến trước).

Lịch bảo dưỡng xe Hyundai

Theo lịch bảo dưỡng xe Hyundai, xe cần được bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 5.000 km. Hyundai phân nội dung bảo dưỡng định kỳ thành 4 cấp sau:

- Bảo dưỡng cấp 1: 5.000 km – 15.000 km – 25.000 km…

- Bảo dưỡng cấp 2: 10.000 km – 30.000 km – 50.000 km…

- Bảo dưỡng cấp 3: 20.000 km – 60.000 km – 100.000 km…

- Bảo dưỡng cấp 4: 40.000 km – 80.000 km – 120.000 km…

Bảo dưỡng xe Hyundai

Bảo dưỡng xe Hyundai

Lịch bảo dưỡng xe Ford

Đối với thương hiệu xe Ford, hãng sản xuất khuyến cáo người sở hữu xe nên đem xe bảo hành sau khi di chuyển 5.000 km 1 lần cụ thể như sau:

- Bảo dưỡng lần đầu sau khi đạt 1.000 km di chuyển.

- Các lần bảo dưỡng định kỳ tiếp theo sẽ là 10.000 km 1 lần.

Lịch bảo dưỡng xe Mitsubishi

Lịch bảo dưỡng của hãng xe Mitsubishi khuyến cáo tới khách hàng:

- Bảo dưỡng lần đầu sau khi xe đạt 1.000 km di chuyển.

- Các lần bảo dưỡng định kỳ tiếp theo sẽ là 5.000 km 1 lần, hoặc 4 tháng 1 lần ( tuỳ điều kiện nào đến trước).

Lịch bảo dưỡng xe VinFast

Lịch bảo dưỡng của hãng xe VinFast sẽ là 7.500 km 1 lần, hoặc 6 tháng 1 lần ( tuỳ điều kiện nào đến trước).

Lịch bảo dưỡng xe Mercedes

Lịch bảo dưỡng của xe Mercedes, xe cần được bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 8.000 km hoặc sau mỗi 12 tháng (tùy theo điều kiện nào đến trước).

Bảo dưỡng xe Mercedes

Bảo dưỡng xe Mercedes

Lịch bảo dưỡng của mỗi hãng xe là khác nhau, dựa trên thiết kế và công nghệ của mỗi hãng. Để biết chính xác lịch bảo dưỡng của xe mình, chủ xe cần phải tìm hiểu hướng dẫn sử dụng xe, sổ bảo hành xe hoặc lắng nghe tư vấn từ nhân viên kỹ thuật hãng xe.

Với sự phát triển của công nghệ kết nối 4.0, các hãng xe đều có những phương thức khác nhau để nhắc nhở khách hàng của mình đem xe đi bảo dưỡng đúng định kỳ. Một số hãng xe sang sẽ gọi điện trực tiếp để lên lên lịch hẹn bảo dưỡng cho khách hàng. Bạn nên tìm hiểu dịch vụ này tại hãng xe bạn mua.

>>> Tìm hiểu thêm: Các sản phẩm hỗ trợ lái xe an toàn bảo vệ xe và người lái tốt hơn.

Cảm ơn bạn đọc!

STEELMATEVIETNAM.COM

FAQ

1. Bảo dưỡng xe ô tô hết bao nhiêu tiền?

Bảo dưỡng xe ô tô là một chi phí định kỳ phải chịu khi sử dụng xe. Chi phí bảo dưỡng xe ô tô sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ hao mòn của xe, những công việc bảo dưỡng cần thực hiện, chất lượng và giá cả của các linh kiện và phụ tùng thay thế.

Trong lịch bảo dưỡng định kỳ, mỗi đợt bảo dưỡng có thể có chi phí từ vài trăm nghìn ( 200.000 - 300.000) đến vài triệu đồng ( 1.500.000 - 2.000.000) tùy vào hãng xe, loại xe, cấp độ bảo dưỡng và phụ kiện thay thế. Ngoài ra, nếu xe của bạn cần thay thế các linh kiện lớn hoặc sửa chữa sẽ tăng thêm chi phí.

Vì vậy, để tính toán chi phí bảo dưỡng xe ô tô, bạn nên liên hệ trực tiếp với trung tâm bảo dưỡng của hãng xe hoặc các gara uy tín để được tư vấn cụ thể và báo giá. Bạn cũng nên định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng xe để tránh tình trạng hư hỏng lớn và chi phí sửa chữa cao hơn trong tương lai.

2. Bảo dưỡng xe ô tô ở đâu tốt nhất?

Trông thường địa điểm bảo dưỡng xe ô tô tốt nhất chính là các showroom chính hãng, hoặc các garage được uỷ quyền chính hãng. Tuy nhiên nếu bạn có ý định bảo dưỡng xe ở những trung tâm chăm sóc xe, hay các garage không được uỷ quyền, có thể tham khảo một vài kinh nghiệm sau đây:

- Đọc các đánh giá của khách hàng trên các trang mạng xã hội, diễn đàn ô tô hoặc trang web của các trung tâm bảo dưỡng xe ô tô.

- Hỏi ý kiến từ những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã có kinh nghiệm sử dụng dịch vụ bảo dưỡng xe ô tô.

- Tìm kiếm các trung tâm bảo dưỡng xe ô tô có uy tín và đáp ứng được các yêu cầu của bạn về chất lượng dịch vụ và giá cả.

- Tham khảo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của các trung tâm bảo dưỡng xe ô tô để tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.

- Nên chọn các trung tâm bảo dưỡng xe ô tô được chứng nhận bởi các tổ chức hoặc hãng sản xuất xe ô tô uy tín.

3. Có nên bảo dưỡng xe ô tô tại hãng?

Bảo dưỡng xe ô tô tại hãng là một trong những lựa chọn phổ biến của nhiều chủ xe, tuy nhiên việc có nên bảo dưỡng xe ô tô tại hãng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

- Một số lợi ích của việc bảo dưỡng xe ô tô tại hãng gồm:

- Đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu về các dòng xe của hãng, có kinh nghiệm trong việc sửa chữa và bảo dưỡng.

- Sử dụng linh kiện chính hãng và các công nghệ, thiết bị tiên tiến để đảm bảo chất lượng bảo dưỡng.

- Được hỗ trợ kiểm tra, khắc phục các lỗi kỹ thuật do sản xuất hoặc lỗi phần mềm của xe.

- Tuy nhiên, việc bảo dưỡng xe ô tô tại hãng cũng có một số hạn chế như:

- Chi phí thường cao hơn so với các cơ sở bảo dưỡng độc lập.

- Thời gian chờ đợi và thủ tục phức tạp hơn khi đưa xe vào trung tâm bảo dưỡng của hãng.

Vì vậy, chủ xe nên xem xét kỹ các yếu tố như chất lượng dịch vụ, giá cả, độ tin cậy và tiện lợi để quyết định chọn cơ sở bảo dưỡng phù hợp với nhu cầu của mình.

4. Bảo dưỡng xe ở gara ngoài là không tốt?

Bảo dưỡng tại gara ngoài không hẳn là không tốt, tuy nhiên, nếu bạn muốn đảm bảo chất lượng và uy tín, thì nên chọn các gara có nhiều người đánh giá tốt. Các gara ngoài đa phần sẽ có giá bảo dưỡng rẻ hơn so với các đại lý của hãng. Nhưng việc đảm bảo các linh kiện, phụ tùng chính hãng sẽ khá khó khăn và không có độ uy tín cao. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và nên tìm các địa chỉ uy tín có chứng nhận để bảo dưỡng xe.

5. Bảo dưỡng xe ô tô mất bao lâu?

Thời gian bảo dưỡng xe ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cần bảo dưỡng, loại xe, hãng xe, tình trạng xe, cũng như cơ sở bảo dưỡng. Thông thường, thời gian bảo dưỡng xe tại cơ sở bảo dưỡng thường từ 1-2 giờ, tuy nhiên với các loại bảo dưỡng phức tạp hơn hoặc các sửa chữa lớn thì có thể mất nhiều hơn. Bạn có thể hỏi trực tiếp với cơ sở bảo dưỡng để biết thời gian bảo dưỡng chính xác.
 

MAYBE YOU’RE INTERESTED

some comment

  • Khiêm Đỗ

    Khiêm Đỗ

    12 tháng trước

    Mua xe được giới thiệu vô tìm hiểu gắn luôn bộ cảm biến lùi 6 mắt quá ưng ý!

  • Trung Phạm

    Trung Phạm

    12 tháng trước

    Loa bass treble hay, độ bền để coi thời gian

  • Tan Duy

    Tan Duy

    12 tháng trước

    Tư vấn nhiệt tình, chất lượng để thoi gian coi sao

  • Đan Lê

    Đan Lê

    10 tháng trước

    Bộ cảm biến áp suất lốp steelmate tp-mt 11 pro, hoàn thiện cao. Lắp đặt, nhanh chóng chuyên nghiệp