Cảm biến áp suất lốp TPMS chính hãng STEELMATE giá tốt, bảo hành 3 năm - steelmatevietnam.com background
logo background
THINK SAFETY, THINK STEELMATE THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
Phân loại cảm biến áp suất lốp hot nhất hiện nay

Phân loại cảm biến áp suất lốp hot nhất hiện nay

Phân loại Cảm biến áp suất lốp có hai loại trực tiếp ( indirect- i TPMS), gián tiếp ( direct - dTPMS). Cảm biến áp suất lốp trực tiếp có hai kiểu: Cảm biến áp suất lốp van trong và cảm biến áp suất lốp van ngoài,...

Để lựa chọn loại cảm biến phù hợp vẫn là nỗi đắn đo của rất nhiều khách hàng hiện nay, những thông tin STEELMATE cung cấp sau đây sẽ giúp hiểu thêm về các loại cảm biến áp suất lốp và sự khác nhau giữa chúng. Hy vọng sẽ giúp quý khách lựa chọn loại cảm biến phù hợp cho mình.

Tìm hiểu về cảm biến áp suất lốp

Kiểu màn hình cảm biến áp suất lốp 

Kiểu màn hình cảm biến áp suất lốp 

TPMS là viết tắt của “Tire Pressure Monitoring System”, dễ hiểu hơn là cảm biến áp suất lốp - hệ thống theo dõi áp suất lốp của xe ô tô. Nó sẽ liên tục đo áp suất không khí có trong lốp xe, là một loại thiết bị điện tử nhỏ gọn được lập trình.

Cảm biến áp suất lốp tự động truyền thông tin qua radio với tần số thấp tới bộ điều khiển điện tử ECU trên xe, sau đó hiển thị đèn cảnh báo thông qua màn hình taplo. Thông số hiển thị theo đơn vị psi, nháy đèn màu hổ phách để cảnh báo nếu một hoặc nhiều lốp xe sắp hết hơi, phòng tránh thủng lốp, nguy hiểm khi đang đi.

Lợi ích tuyệt vời khi lắp cảm biến áp suất lốp

Lốp xe ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của xe và đảm bảo an toàn khi di chuyển. Vì lốp hoạt động liên tục trên nhiều loại địa hình khác nhau, chịu áp lực lớn và thường xuyên tiếp xúc với mặt đường, nên mức độ ổn định của lốp thường không cao.

Do đó, việc kiểm tra và nắm rõ tình trạng lốp thường xuyên là cần thiết để đảm bảo an toàn khi sử dụng xe. Nếu không xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường của lốp, như lốp mòn nhanh, thủng hoặc phát nổ, có thể gây nguy hiểm và tai nạn.

Cảm biến áp suất lốp có nhiệm vụ chính là cung cấp thông tin về áp suất lốp của xe. Thông tin này rất quan trọng để theo dõi tình trạng lốp và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Sau đây là một vài lợi ích dễ thấy sau khi lắp đặt cảm biến áp suất lốp:

Nắm rõ trị số của áp suất lốp

Nếu không có cảm biến áp suất lốp, việc kiểm tra định kỳ áp suất lốp cực ký bất tiện vì ta phải sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp. Không phải ai cũng có đồng hồ này, đôi khi phải tốn công ra các tiệm lốp để kiểm tra. Trong khi đó, lắp cảm biến áp suất lốp giúp người lái có thể dễ dàng theo dõi tình trạng áp suất lốp bất kỳ lúc nào. Điều này rất tiện lợi và đảm bảo an toàn khi sử dụng xe.

Kéo dài tuổi thọ lốp, tránh gây hao nhiên liệu

Áp suất lốp ô tô sẽ dần giảm theo thời gian, trung bình khoảng 1 Psi/inch vuông/tháng. Nếu lốp bị nhiều vết vá, rò rỉ đầu van, hay rò rỉ tanh lốp thì áp suất sẽ giảm nhanh hơn. Chạy xe với lốp không đủ áp suất sẽ làm giảm 30% tuổi thọ lốp và tăng mức tiêu hao nhiên liệu. Khi lắp cảm biến, người lái có thể cập nhật tình trạng lốp để bơm đúng thời điểm, giúp kéo dài tuổi thọ lốp và tiết kiệm tối đa mức tiêu hao nhiên liệu.

Phát hiện nhanh chóng khi lốp gặp trục trặc

Việc lắp cảm biến áp suất lốp giúp người lái phát hiện nhanh các vấn đề bất thường như lốp bị tụt áp suất do đâm thủng, rò rỉ van,... Điều này giúp người lái đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nghiêm trọng, xảy ra nguy hiểm không đáng có.

Việc lắp cảm biến áp suất lốp mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là bảo vệ xe và đảm bảo sự vận hành bình thường của xe. Đồng thời, nó đảm bảo an toàn cho người lái xe trên chuyến đi.

Phân loại cảm biến áp suất lốp hiện nay

Hiện nay, trên thị trường chia cảm biến áp suất lốp thành 2 loại phổ biến là cảm biến áp suất lốp gián tiếp và trực tiếp. Cùng STEELMATE đi tìm hiểu về ưu, nhược điểm của từng loại nhé!

Cảm biến áp suất lốp gián tiếp - indirect TPMS

Indirect TPMS là cảm biến áp suất lốp không đo bằng phương thức vật lý thông thường mà đo theo tốc độ quay của một bánh xe cùng một số thông số khác để phát hiển thị kết quả tới tài xế.

Nguyên lý hoạt động chủ yếu:

Những lốp xe non hơi thường có đường kính nhỏ hơn so với lốp thông thường, điều này tạo ra chênh lệch vận tốc quay so với những lốp căng, những chỉ số này được đo nhờ bộ cảm biến tích hợp trên phanh ABS và hệ thống cân bằng điện tử ESC.

Ưu điểm của TPMS gián tiếp:

- Giá thành rẻ hơn so với cảm biến áp suất lốp trực tiếp;

 - Lập trình và bảo trì dễ dàng;

 - Bảo trì cài đặt ít hơn.

Nhược điểm của TPMS gián tiếp:

- Thông số áp suất lốp không hoàn toàn chính xác;

- Tài xế phải đặt lại bộ cảm biến mỗi khi bơm căng từng lốp, sau đó mất thêm 20 đến 60 phút để cảm biến có thể tính toán lại toàn bộ thông số trên lốp;

- Lốp mòn, không đều sẽ cho kết quả không chuẩn xác;

- Tuổi thọ pin thấp hơn so với cảm biến áp suất lốp trực tiếp.

Cảm biến áp suất lốp trực tiếp - direct TPMS

Direct TPMS là cảm biến áp suất lốp thông qua phương pháp vật lý bằng cách gắn ở đầu van của từng lốp xe riêng lẻ. 

Nguyên lý hoạt động chủ yếu:

Cảm biến áp suất lốp trực tiếp truyền tín hiệu qua lại giữa các đầu cảm biến đến bộ điều khiển trung tâm hoặc gửi thông báo qua ứng dụng trên smartphone hoặc đồng hồ thông minh.

Cảm biến áp suất lốp trực tiếp cung cấp thông tin bổ sung như nhiệt độ lốp xe phòng trường hợp đi đường dài, tránh nổ lốp. Dữ liệu này được gửi đến mô-đun điều khiển, nơi nó phân tích và nháy đèn báo vàng trong trường hợp áp suất lốp thấp.

Phân loại cảm biến áp suất lốp

Phân loại cảm biến áp suất lốp

>>> Xem thêm bài viết gần đây Những loại cảm biến áp suất lốp bạn cần biết

Ưu điểm của TPMS trực tiếp:

- Tài xế sẽ nhận được thông số áp suất lốp thực tế từ bên trong lốp.

- Các chỉ số chính xác hơn vì chúng không phụ thuộc vào việc thay thế lốp hay đảo lốp.

- Trong trường hợp thay lốp, các cảm biến áp suất lốp trực tiếp dễ dàng đồng bộ hóa lại hơn so với gián tiếp;

- Pin có tuổi thọ cao, có thể sử dụng lên tới 5 năm;

- Cảm biến áp suất lốp trực tiếp có thể được thêm vào lốp dự phòng trong xe.

Nhược điểm của TPMS trực tiếp:

- Giá thành đắt hơn so với TPMS gián tiếp;

- Các công cụ cần thiết để đồng bộ hóa khá đắt tiền;

- Dịch vụ cài đặt và thay thế rất khó khăn vì hệ thống độc quyền;

- Các cảm biến dễ bị hỏng khi lắp hoặc tháo.

Đặc biệt, cảm biến áp suất lốp trực tiếp được chia ra làm 2 loại thông dụng.

Cảm biến áp suất lốp van trong

Cảm biến áp suất lốp gắn trong là loại cảm biến được thiết kế thành chiếc van dài và đầu thôi dài ở cuối, bên trong tích hợp cảm biến cùng bộ thu phát tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm. 

- Điểm bất tiện khi sử dụng cảm biến áp suất lốp gắn trong chính là khi thay thế hay kiểm tra lại thì phải tháo lốp ra;

- Trung bình tuổi thọ pin thường từ 1,5 đến 2 năm;

- Tháo phần che mạch cảm biến khi thay pin khiến cho cảm biến trở nên kém chính xác hơn.

Cảm biến áp suất lốp van ngoài

Cảm biến áp suất lốp ngoài thuộc loại cảm biến thiết kế giống nắp chai được gắn cố định vào phía ngoài van xe. Cách thức hoạt động của cảm biến áp suất lốp gắn ngoài cũng giống với gắn trong bởi các đầu cảm biến vẫn sẽ truyền tín hiệu thu nhận khi đo áp suất của các lốp đến bộ điều khiển trung tâm, từ đó xử lý và thông báo các chỉ số của lốp xe cho người dùng.

- Ưu điểm của cảm biến lốp gắn ngoài là có thể dễ dàng lắp đặt, tính năng khoá cứng đầu nối tốt, cảm biến chống trộm, chống rung lắc, kháng nước, chống bụi tốt;

- Tuy nhiên nhược điểm lớn là khi bơm lốp ô tô bắt buộc cần mang theo công cụ mở khoá đầu cảm biến.

Gợi ý cảm biến áp suất lốp tốt hiện nay

Thị trường hiện nay sở hữu nhiều loại cảm biến áp suất lốp với thiết kế đa dạng, nhiều mẫu mã và chức năng khác nhau.

Cảm biến áp suất lốp màn hình rời và áp suất lốp không màn hình

Bộ cảm biến lốp kèm theo màn hình tách rời nhỏ thông thường sử dụng điện cắm từ tẩu xe, cảm biến giúp theo dõi áp suất lốp liên tục ngay cả khi không sử dụng.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều dòng cảm biến áp suất lốp loại bỏ màn hình hiển thị, thay thế bằng tính năng kết nối hiển thị trên màn hình trung tâm của xe hoặc qua ứng dụng điện thoại, đồng hồ điện tử,...

Cảm biến áp suất lốp công nghệ năng lượng mặt trời

Điểm khác biệt khi sử dụng cảm biến áp suất lốp năng lượng mặt trời là tuổi thọ của pin. Pin có thể dùng tới 5 năm, không ảnh hưởng tới hệ thống điện trên xe, cố định trên taplo, rất dễ quan sát.

Cảm biến áp suất lốp STEELMATE, năng lượng mặt trời

Cảm biến áp suất lốp STEELMATE, năng lượng mặt trời

Cảm biến áp suất lốp kháng nước IP

Với tiêu chuẩn kháng nước IP67 thì đây là thiết bị có thể kháng nước ở độ sâu 1m trong thời gian 30 phút. Ngoài ra còn có khả năng chống bụi ở mức cao nhất, phù hợp đi xe ngay cả dưới trời mưa hay dính bùn.

Sử dụng bộ cảm biến áp suất lốp nào tốt?

Lựa chọn cảm biến áp suất lốp STEELMATE, chuyên cung cấp tất cả các sản phẩm cảm biến dành riêng cho ô tô. Mang đến cho người dùng sự an toàn và an tâm khi trải nghiệm lái xe. STEELMATE có đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm lắp đặt cảm biến áp suất lốp chuyên nghiệp, uy tín. Liên hệ hotline 0339 111 188 được tư vấn thêm.

Cảm ơn bạn đọc!!!

STEELMATEVIETNAM.COM

MAYBE YOU’RE INTERESTED

some comment

  • Hoàng Trương

    Hoàng Trương

    một năm trước

    Lắp cảm biến áp suất lốp xong thấy yên tâm hẳn, như lời giới thiệu, lúc nào cũng biết lốp tốt hay không

  • Khiêm Đỗ

    Khiêm Đỗ

    một năm trước

    Mua xe được giới thiệu vô tìm hiểu gắn luôn bộ cảm biến lùi 6 mắt quá ưng ý!

  • Giang Giang

    Giang Giang

    11 tháng trước

    Lắp loa sub STEELMATE nghe nhạc không đau đầu

  • Trường Sinh

    Trường Sinh

    9 tháng trước

    Sinh nhật tặng thằng bạn bộ bơm lốp mini kiêm kích bình, ông ấy khoái quá trời