Cảm biến áp suất lốp TPMS chính hãng STEELMATE giá tốt, bảo hành 3 năm - steelmatevietnam.com background
logo background
THINK SAFETY, THINK STEELMATE THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
  • THINK SAFETY, THINK STEELMATE
+10 phát minh vĩ đại trong Ngành Ô tô

+10 phát minh vĩ đại trong Ngành Ô tô

Những phát minh vĩ đại trong Ngành Ô tô: 1. Gương xóa điểm mù; 2. Lốp bơm hơi; 3. Đèn pha LED; 4. Camera lùi; 5. Công nghệ tránh va chạm; 6. Ứng dụng kết nối di động; 7. Tắt máy ghi hình; 8. Phanh tái tạo năng lượng; 9. Túi khí ( cứu mạng người),...

Ngành công nghiệp ô tô đã trải qua nhiều giai đoạn để có được một chiếc ô tô hiện đại và siêu xịn sò. Từ những chiếc xe tiêu chuẩn cho đến những chiếc xe đầy đủ tiện nghi như hiện nay. Trong bài viết này cùng STEELMATE VIỆT NAM khám phá những phát minh vĩ đại trong Ngành Ô tô để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Những phát minh vĩ đại trong Ngành Ô tô

Danh sách này không theo thứ tự cụ thể và không phải là những liệt kê toàn diện. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết thêm nhiều điều thú vị hơn về Ngành Ô tô

1. Gương xóa điểm mù

Gương xóa điểm mù là một trong những giải pháp an toàn đường bộ được lắp đặt trên các cung đường, đặc biệt là tại các khúc cua, giúp lái xe tăng tầm nhìn, khả năng phán đoán và kiểm soát trong các tình huống bất ngờ. Nhờ vào thiết bị này, người điều khiển ô tô có thể hạn chế tai nạn xảy ra.

guong-xoa-diem-mu

Gương xóa điểm mù là một trong những giải pháp an toàn

Gương xóa điểm mù là thiết kế đặc biệt giúp người lái có thể nhìn thấy những khu vực xung quanh xe mà loại gương thông thường không phủ hết được. Công cụ đơn giản này thường được thiết kế để gắn trực tiếp vào gương cửa giúp lái xe đường dài an toàn hơn nhiều. Tuy nhiên, với sự đổi mới và tiến bộ công nghệ không ngừng như này này có thể làm cho những loại gương này trở nên lỗi thời hơn trong một tương lai không xa.

2. Lốp bơm hơi

Lốp bơm hơi là một trong những phát kiến ​​quan trọng nhất của ngành công nghiệp Ô tô trên thế giới. Ở dạng đơn giản nhất, nó là một loại lốp cao su dường như là một bộ giảm xóc hiệu quả và chịu tải được những vật có trọng tải nặng.

lop-bom-hoi

Lốp bơm hơi

Lốp xe đầu tiên được chế tạo lần đầu tiên bởi Robert William Thomson (người Anh) vào ngày 10 tháng 6 năm 1846. Kết quả cuộc chạy thử được công bố trên tạp chí “Mechanics Magazine” vào ngày 27 tháng 3 năm 1849. Tuy nhiên phát minh này không được đưa vào sản xuất vì lý do giá cao. Sau đó phát minh này bị quên lãng sau cái chết của Thompson vào năm 1873. ​
Do sự phổ biến lại của việc đi xe đạp vào cuối thế kỷ 19, sự quan tâm đến lốp bơm hơi ngày càng tăng. John Dunlop được biết đến toàn cầu như là tác giả của phát minh lốp xe bơm hơi. Dunlop đã phát minh ra loại lốp này khi ông làm bánh xe cho chiếc xe đạp của đứa con trai 10 tuổi. Ông đã bơm khí vào một ống cao su rồi lắp lên bánh xe bằng gỗ đường kính 96 cm trên chiếc xe đạp 3 bánh của con trai.

Ngày nay lốp xe ô tô, mô tô, xe tải,.. nói chung đã phát triển đa dạng như lốp đặc ruột, lốp không săm,... Nhưng phổ biến là lốp không săm, đặc điểm của dạng lốp này là chúng có trọng lượng nhẹ hơn so với loại lốp có săm. Chính vì nhẹ hợn nên có thể giúp các phương tiện di chuyển ít tiêu hao nhiên liệu. – An toàn hơn: loại lốp không săm luôn được đánh giá là an toàn hơn rất nhiều so với loại có săm truyền thống. Đặc biệt khi xịt lốp sẽ giảm áp suất chậm hơn lốp có săm. Gợi ý bạn có thể trang bị thêm bộ bơm lốp ô tô mini kiêm kích bình tiện dụng.

3. Đèn pha LED

Tuy chỉ được sử dụng rộng rãi trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng đèn LED đã và đang có sức hút cực lớn đối với khách hàng bởi khả năng thắp sáng vượt trội đồng thời có thể tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn so với các loại đèn khác có mặt trên thị trường.

den-pha-led

Hệ thống đèn pha LED

Đèn pha LED thường có tuổi thọ cao hơn và sử dụng ít điện hơn đèn halogen, đèn vonfram hoặc đèn pin công suất cao. Ngoài ra, đèn LED còn có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích quan trọng khác như giảm chi phí bảo trì và tăng khả năng quan sát tốt hơn.
Khoảng năm 2006 đèn chạy LED bắt đầu được nhà máy sản xuất hàng loạt và lắp đặt trên các phương tiện như Lexus LS 600h. Một năm sau, đèn LED đầy đủ chức năng được sử dụng làm đèn pha của chiếc xe thể thao Audi R8 V10.

4. Camera lùi

Camera lùi giúp việc lùi và đỗ xe trở nên an toàn và thuận tiện hơn rất nhiều. Thiết bị này chỉ mới trở nên phổ biến trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng thực ra nó không phải là một công nghệ hoàn toàn mới.

camera-lui

Camera lùi

Một số hệ thống camera lùi đầu tiên được sử dụng trong mẫu xe dòng Buick Centurion Concept 1956 có camera phía sau truyền hình ảnh đến màn hình trên bảng điều khiển của xe thay vì sử dụng một chiếc gương chiếu hậu thông thường.
Một trong những mẫu xe sản xuất hàng loạt đầu tiên sử dụng công nghệ này là Toyota Soarer Limited UZZ31 và UZZ32, đặc biệt những mẫu xe này chỉ có mặt tại Nhật Bản vào đầu những năm 1990.

5. Công nghệ tránh va chạm

Một trong những phát minh vĩ đại trong Ngành Ô tô khác là hệ thống tránh va chạm (CAS). Công nghệ này còn được gọi là hệ thống hỗ trợ người lái, cũng giúp ngăn ngừa lỗi của con người trong các vụ va chạm và tránh hoặc có khả năng giảm mức độ nghiêm trọng của các vụ va chạm.

tranh-va-cham

Công nghệ va chạm còn được gọi là hệ thống hỗ trợ người lái

Các hệ thống hiện đại thường có nhiều tính năng khác nhau, từ cảnh báo đơn giản cho người lái đến khả năng tự lái hoàn toàn giúp điều khiển phương tiện để tránh hoặc giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn.
Ở dạng cơ bản, hệ thống CAS thường bao gồm các hệ thống tránh va chạm theo dõi tốc độ của xe và tốc độ của xe phía trước. Hệ thống liên tục theo dõi khoảng cách giữa hai xe và đưa ra cảnh báo nếu người lái ở quá gần theo thiết lập tiêu chuẩn của hệ thống.
Ở nhiều nước trên thế giới, xe mới phải có hệ thống phanh khẩn cấp tự động để ngăn ngừa các vụ tai nạn nghiêm trọng. Một số hệ thống có chức năng ích hợp cảnh báo chệch làn đường cực kỳ hữu ích. 

6. Ứng dụng kết nối di động

Sự phát triển của Internet vạn vật (IoT) cũng đã lan rộng đến ngành công nghiệp ô tô. Gần đây, trải qua sự bùng nổ về ứng dụng kết nối dành cho thiết bị di động, thiết bị này cũng được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong ô tô.

Công nghệ kết nối thiết bị di động với ô tô, chẳng hạn như Bluetooth đã có từ lâu nhưng hiện nay người ta đang nỗ lực rất nhiều để phát triển giao diện lập trình ứng dụng (API) kết nối nhiều ứng dụng điện thoại khác với ô tô. Nhiều nhà sản xuất công nghệ hợp tác chặt chẽ với các nhà phát triển phần mềm khác nhau để thực hiện việc này. Theo Price Waterhouse Cooper, từ thông tin giải trí đến phân tích ô tô, lĩnh vực này sẽ phát triển vượt bậc trong những năm tới.

7. Tắt máy ghi hình

Một trong X phát minh vĩ đại trong Ngành Ô tô quan trọng nhất là sự ra đời của phần mềm theo dõi xe, chế độ tự động tắt máy và chống trộm. Một số thương hiệu nổi tiếng như Tesla đã cung cấp các phần mềm này cho nhiều loại xe của họ, trong khi các tùy chọn hậu mãi hoặc bên thứ ba cũng phổ biến và có sẵn cho nhiều loại xe ô tô khác nhau.

phan-mem-tu-dong-tat-may-theo-doi-va-che-do-chong-trom

Phần mềm tự động tắt máy, theo dõi và chế độ chống trộm

Bằng cách kết hợp định vị GPS và IoT, chủ phương tiện ngày nay có sẵn nhiều loại vũ khí để chống trộm cực kỳ hiện đại. Mặc dù loại công nghệ hiện đại này có một số rủi ro bảo mật không thể bỏ qua nhưng nhiều người vẫn tin rằng nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn nhược điểm.

>>> Xem bài viết gần đây: Những hệ thống quan trọng khi đua Rally

8. Phanh tái tạo năng lượng

Hệ thống phanh tái tạo năng lượng, hay phanh tái sinh năng lượng (Regenerative Braking System - BRS) là hệ thống chuyển đổi động năng, nhiệt năng của vật thể và lực quán tính sinh ra khi phanh thành điện năng lưu trữ trong ắc quy hay pin.

phanh-tai-tao-nang-luong

Phanh tái tạo năng lượng

Trong sơ đồ trên, khi lái xe bình thường, động cơ điện (Electric motor/Generator) lấy năng lượng từ khối pin giúp bánh xe chuyển động (đường màu đỏ). Khi nhấn chân phanh, động cơ điện sử dụng bộ chuyển đổi điện để đảo chiều từ trường, động cơ lúc này trở thành máy phát điện. và có nhiệm vụ ngược lại với động cơ. Máy phát điện biến đổi động năng, nhiệt năng, sinh ra khi phanh thành năng lượng điện, thu hồi và lưu trữ năng lượng điện sinh ra trong khối pin (đường màu xanh lá cây). Khi đảo chiều từ trường, động cơ điện cũng sẽ sinh ra mô-men hãm (có chiều ngược lại với mô-men xoắn) và điện trở, giúp giảm tốc độ của xe.

Một cải tiến quan trọng khác trong ngành công nghiệp ô tô là phanh tái tạo được ra đời. Sử dụng cơ chế phục hồi năng lượng, phanh tái tạo làm chậm phương tiện bằng cách chuyển đổi một số động năng thành dạng có thể sử dụng ngay lập tức và được lưu trữ cho đến khi cần thiết.
Nguồn gốc của công nghệ này bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19 và xuất hiện lần đầu tiên trên các đoàn tàu hoả vào những năm 1930. Ngày nay, nhiều nhà sản xuất ô tô nổi tiếng trên thế giới như Toyota, Peugeot, BMW và Volkswagen đã bắt đầu trang bị các hệ thống này như một thiết bị tiêu chuẩn, đặc biệt là trong dòng sản phẩm BlueMotion của VW.

9. Túi khí ( cứu mạng người)

Sau dây đai an toàn, túi khí là một trong X phát minh vĩ đại trong Ngành Ô tô quan trọng nhất. Các túi khí được thiết kế để bơm căng rất nhanh trong trường hợp xảy ra va chạm và có thể được bơm căng ngay lập tức để tránh tạo sức ép lên ngực của người ngồi trong xe. Khi công nghệ này được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô, hàng ngàn sinh mạng đã được cứu.

phat-minh-tui-khi-o-to

Túi khí, phát minh tính năng an toàn

Túi khí có nguồn gốc từ những quả bóng bay bơm hơi đã được sử dụng từ những năm 1950. Tác giả của phát minh này là John W. Hetrick là người đã đăng ký bằng phát minh của mình vào năm 1951. Một hệ thống tương tự đã được cấp bằng sáng chế cho Walter Linderer ở Đức cùng thời điểm. Cả hai hệ thống đều sử dụng khí nén được kích hoạt bằng lò xo, giảm xóc hoặc bằng tay của người lái.
Một bước ngoặt lớn đối với túi khí bắt đầu từ những năm 1960 khi công nghệ cảm ứng va chạm được áp dụng rộng rãi. Các nhà sản xuất ô tô lớn như Mercedes-Benz, GM, Ford và Chrysler đã lắp đặt túi khí trên xe của họ từ những năm 1970 nhưng phải đến những năm 1990 chúng mới trở thành một trang bị tiêu chuẩn trên ô tô.

10. Gương chiếu hậu

Gương chiếu hậu được sáng tạo đầu tiên bởi Ray Harroun, ông là một thợ máy và là tay đua. Cuộc đua Indianapolis 500 được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 30/5/1911, lúc đó có 40 xe đua tham gia. Mỗi chiếc xe đều có 2 người một người sẽ cầm lái còn người phía sau sẽ hỗ trợ kỹ thuật và quan sát sau xe, xem có tay đua nào bám theo không để báo cho người lái.

ray-harroun-ve-dich-dau-tien-o-cuoc-dua-indianapolis-500
Ray Harroun sau khi về đích ở cuộc đua Indianapolis 500

Nhưng Ray Haroun chỉ có một mình một ngựa là chiếc Marmon Wasp của mình, để khắc phục sự cố này ông đã lắp thêm một chiếc gương lên phía trên taplô để có thể quan sát phía đằng sau xe. Kết quả sau đó ông đã về đích ở vị trí đầu tiên, chiếc gương đã thay thế vai trò của người ngồi sau một cách hoàn hảo, hơn nữa còn giúp chiếc xe giảm trọng lượng.

mo-hinh-guong-chieu-hau-dau-tien
Mô hình gương chiếu hậu đầu tiên

Vậy là kể từ đó gương chiếu hậu đã ra đời, tuy nhiên lúc này mới chỉ có gương chiếu hậu trung tâm, chưa có bên hông. Ray Harroun chia sẻ, ý tưởng về gương chiếu hậu xuất phát khi ông còn đang làm tài xế ở Chicago vào năm 1904.

harroun-tren-chiec-marmon-wasp-1950
Harroun trên chiếc Marmon Wasp vào năm 1950

Sau hơn một thế kỉ ô tô đã thay đổi rất nhiều, gương chiếu hậu cũng đã được cải tiến từ điều khiển cơ tới điều khiển điện. Có nhiều tính năng như hiển thị nhiệt độ, tài xế có thể quan sát sau xe một cách thật nhất thông qua các camera.

guong-chieu-hau
Gương chiếu hậu ngày nay

11. Khởi động xe bằng tay quay

Động cơ đốt trong về cơ bản hoạt động với một hệ thống phản hồi quán tính để bắt đầu chu trình tiếp theo của mỗi chu kỳ. Đó là lý do tại sao những chiếc xe ô tô đầu đời luôn cần một thao tác chuyển động quay để khởi động động cơ. Điều này gây khó chịu và bất tiện nên các kỹ sư luôn loay hoay tìm ra những cách khác hiệu quả hơn.

khoi-dong-o-to-tay-quay

Khởi động xe bằng tay quay

Bộ khởi động điện đầu tiên được nghiên cứu và phát triển thành công ở Anh vào năm 1896 bởi H.J.Dowsing. Những chiếc ô tô đầu tiên được trang bị bộ khởi động điện được sản xuất bởi Cadillac vào năm 1912.
Mặc dù vậy, những chiếc tay quay khởi động động cơ vẫn được sử dụng rộng rãi trong những năm 1920 và tồn tại cho đến tận sau này trên những chiếc ô tô như Citroen 2CV (1948-1990). Chúng hoạt động như một thiết bị dự phòng nếu bộ khởi động điện bị hỏng hoặc liên tục gặp trục trặc.

Lời kết
Trên đây là +10 phát minh vĩ đại trong Ngành Ô tô và những thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Những phát minh kể trên đã mang lại những diện mạo lớn cho toàn thế giới và đã mang lại sự tiện ích trong việc tham gia giao thông của con người. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hay qua bài viết trên.

Cảm ơn bạn đọc!!!
STEELMATEVIETNAM.COM

MAYBE YOU’RE INTERESTED

some comment

  • Minh Khang

    Minh Khang

    một năm trước

    Sản phẩm hoạt động ổn định, tư vấn nhiệt tình

  • Khải Trần

    Khải Trần

    một năm trước

    cảm biến điểm mù làm việc rất chính xác, đi xa đi gần gì cũng nên láp cho an toàn. Shop bán hàng chất lượng nha

  • Khiêm Đỗ

    Khiêm Đỗ

    một năm trước

    Mua xe được giới thiệu vô tìm hiểu gắn luôn bộ cảm biến lùi 6 mắt quá ưng ý!

  • Đông Nguyên

    Đông Nguyên

    một năm trước

    Cảm ơn bạn tư vấn