- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
- THINK SAFETY, THINK STEELMATE
Hiện tại hệ thống cân bằng điện tử ESP được coi là hệ thống bắt buộc phải có trên ô tô, là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ an toàn của xe. Bài viết tiếp theo sau đây của STEELMATE VIỆT NAM sẽ giúp bạn tìm hiểu về tính năng, cơ chế hoạt động của hệ thống này cũng như một số lưu ý đáng quan tâm khi sử dụng.
Tìm hiểu hệ thống cân bằng điện tử ESP
Hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô ESP hay còn gọi là ESC (Electronic Stability Program) là hệ thống được sử dụng rộng rãi trên ô tô nhằm tăng tính an toàn và giảm thiểu rủi ro cho người điều khiển phương tiện.
Hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô ESP rất cần thiết
Hỗ trợ vận hành trong điều kiện địa hình
Hệ thống này rất cần thiết khi xe sử dụng trong điều kiện địa hình hoặc thời tiết không ổn định: mặt đường ẩm ướt, trơn trượt do mưa hoặc tuyết, độ bám đường kém do nhiều sỏi đá hoặc trong các tình huống cần đánh lái gấp vớ mục đích tránh chướng ngại vật.
Hỗ trợ bởi công nghệ an toàn là ABS và TCS
Hệ thống ESP được vận hành dựa trên sự hỗ trợ của hai công nghệ an toàn nhất hiện nay là ABS và TCS. Trong đó TCS là chữ viết tắt của Hệ thống kiểm soát lực kéo và ABS là chữ viết tắt của Hệ thống chống bó cứng phanh. Cả hai hệ thống đều chịu trách nhiệm kiểm soát lực kéo với ABS được kích hoạt khi xe phanh gấp và TCS được kích hoạt khi xe tăng tốc đột ngột - điều đặc biệt cần thiết khi xe di chuyển trong điều kiện thiếu sáng trên đường ướt hoặc trơn trượt.
Hiện nay, hệ thống cân bằng điện tử ESP được coi là một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ an toàn của ô tô. Hệ thống này cũng trở nên cần thiết trên các phương tiện thương mại, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Châu Âu.
Tác dụng hệ thống cân bằng điện tử ESP
Cấu tạo của hệ thống cân bằng điện tử ESP khá phức tạp, bởi nó không hoạt động độc lập mà có sự kết hợp với nhiều hệ thống khác như chống bó cứng phanh ABS, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, hệ thống phân bổ lực phanh, EBD điện tử... Như vậy, hệ thống cân bằng điện tử này hoạt động như một “hệ thống hoàn chỉnh”, sử dụng kèm theo một cơ cấu chấp hành với các hệ thống an toàn khác.
Cấu tạo của hệ thống cân bằng điện tử ESP khá phức tạp
Hệ thống cân bằng điện tử ESP sử dụng những thông tin từ nhiều cảm biến như cảm biến tốc độ từng bánh xe, cảm biến góc quay thân xe, cảm biến góc lái… Các cảm biến này sẽ gửi tín hiệu về cùng một module ESP của bộ điều khiển chính.
Lúc này, bộ điều khiển mô-đun ESP sẽ tính toán góc quay và xoay thân xe theo quỹ đạo chuyển động cụ thể. Nếu phát hiện có dấu hiệu lệch hướng, xe không đi theo hướng người lái mong muốn, ESP sẽ làm chậm tốc độ quay của bánh xe.
Trong đó ESP sử dụng các cơ cấu chấp hành ABS và EBD để tăng giảm áp suất dầu tác động lên các xi lanh phanh của từng bánh xe. Điều này tạo ra lực phanh riêng biệt giữa các bánh xe (lực phanh độc lập của từng bánh xe) để nhanh chóng lấy lại khả năng kiểm soát.
Nếu xe bị thiếu lái, bánh trước sẽ khiến xe trượt ngang và ESP sẽ chủ động tác dụng lực phanh lên bánh xe theo hướng đang bị trượt. Nó hoạt động như một tâm quay tạo ra mô-men xoắn bù cho lực trượt ngang. Nhờ vậy, xe vẫn ổn định và di chuyển theo hướng mà người lái dự kiến điều khiển.
>>> Xem thêm bài viết gần đây: Túi khí ô tô: Tác dụng, nguyên lý hoạt động, lưu ý
Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử ESP
ESP giám sát hoạt động của xe bằng cách tính toán góc lái, cảm biến gia tốc và vòng quay. Nếu các bánh xe có dấu hiệu mất kiểm soát, ESP sẽ tự động tác dụng lực phanh lên các bánh xe để kiểm soát xe.
ESP giám sát hoạt động của xe
Về cơ bản, hệ thống cân bằng điện tử hoạt động bằng cách ngắt hệ thống phanh giúp xe bám đường tốt hơn, ngăn chặn tình trạng mất kiểm soát và xe lăn bánh trong những tình huống người lái không phản ứng kịp. Hệ thống ESP hoạt động trên các loại cảm biến cơ bản như sau:
- Cảm biến tốc độ bánh xe và chức năng chính là xác định độ trượt của bánh.
- Cảm biến vòng quay, gia tốc, góc lái, cảm biến áp suất phanh để phát hiện các mối nguy hiểm khi xe có xu hướng bị lật hoặc mất kiểm soát.
Các cảm biến liên tục ghi lại tất cả các thông số trong khi xe đang chạy và truyền chúng đến ECU (bộ điều khiển trung tâm của hệ thống ESP). Nếu phát hiện một hoặc nhiều bánh xe mất ổn định, ECU sẽ can thiệp tự động kích hoạt phanh từng bánh (dựa trên hệ thống ABS) tùy theo tình huống, điều kiện thực tế hoặc giảm mô-men xoắn từ động cơ tới các bánh xe (dựa trên TCS).
Lời kết
Trên đây là thông tin về hệ thống cân bằng điện tử ESP trên ô tô và các nội dung khác có liên quan. Chúng tôi hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn và sử dụng hệ thống ESP một cách hiệu quả.
Cảm ơn bạn đọc!
STEELMATEVIETNAM.COM
-
7 cảm biến lùi tốt nhất 2024
Cảm biến lùi đo khoảng cách từ đuôi xe đến chướng ngại vật. Cảm biến lùi tốt hiện nay như STEELMATE, ZESTECH, ICAR, VIETMAP, XIAOMI, Webvision, Pioneer,...
-
Giải pháp hiệu quả để phòng tránh xe ô tô bị nổ lốp
Xe ô tô bị nổ lốp là "cơn ác mộng" của hầu hết tài xế. Song song với cách xử lý khi gặp sự cố, bạn nên biết thêm những giải pháp phòng ngừa cho lốp xe để tránh việc gặp phải tai nạn nguy hiểm.
-
Đăng kiểm ô tô: Tra cứu, chi phí, hướng dẫn, địa chỉ
Đăng kiểm xe ô tô là quy trình vô cùng quan trọng quyết định chiếc xe có được lưu thông trên đường hay không. Vậy quy trình đăng kiểm như thế nào, chi phí và thời hạn đăng kiểm là bao lâu? Tất cả sẽ có trong bài viết của STEELMATE Việt Nam.
-
Trải nghiệm âm thanh ô tô tuyệt vời bằng loa sub gầm
Loa subwoofer, còn được gọi là loa siêu trầm, là loại loa được sử dụng trong các hệ thống âm thanh để tái tạo các âm thanh có tần số thấp, đặc biệt là các tiếng bass trong khoảng tần số từ 20-200Hz. Loa sub mang lại những âm thanh mạnh mẽ hơn cho bộ dàn âm thanh.
-
Tầm quan trọng của thiết bị cảm biến lùi trên xe ô tô
Cảm biến lùi trên xe ô tô là thiết bị quan trọng không thể nào thiếu, nếu chưa có tính năng này thì bạn nên trang bị ngay một bộ cảm biến lùi nhé. CùngSTEELMATE tìm hiểu xe thiết bị cảm biến lùi là
-
Những điều bạn cần biết về cảm biến va chạm oto trước sau
Cảm biến va chạm được gắn phía trước và sau xe ô tô, nhằm phát hiện cảnh báo sớm chướng ngại vật nằm trong điểm mù. Giúp lái xe có thể nhanh chóng xử lý kịp thời tình huống.
some comment
-
Đình Tiến
một năm trước
Lắp thêm bộ cảm biến lùi được á hữu dụng
-
Cá Hồi Hoang
2 năm trước
Thấy lắp đặt chuyên nghiệp, giá cả mềm phù hợp
-
Nguyễn Tiến
một năm trước
Tư vấn nhiệt tình, lắp nhanh
-
Van Anh
2 năm trước
Mấy bữa lùi xe vô nhà lâu bà xã nói quá, lắp cảm biến lùi vô lùi một cái một hehe